Mường Vi phấn đấu trở thành xã nông thôn mới nâng cao

LCĐT- Ngày 14/4, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có buổi làm việc và kiểm tra tiến trình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã Mường Vi (Bát Xát).

Mường Vi phấn đấu trở thành xã nông thôn mới nâng cao ảnh 1
Đoàn công tác nghe báo cáo về tình hình xây dựng nông thôn mới tại xã Mường Vi. 

Mường Vi về đích và được công nhận là xã nông thôn mới năm 2018. Địa phương đang trong lộ trình xây dựng các thôn kiểu mẫu, phấn đấu trở thành xã nông thôn mới nâng cao. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Mường Vi đã tích cực tuyên truyền, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để thực hiện và nâng cao các tiêu chí. Đặc biệt, một số tiêu chí thực hiện tốt như: Trên địa bàn không còn nhà tạm, nhà dột nát, tỷ lệ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn 3 cứng đạt 88,5%. Trong 3 tháng đầu năm 2022 đã xây mới được 9 nhà; số hộ nghèo đã giảm so với năm trước 3,2%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên 96%.

Mường Vi phấn đấu trở thành xã nông thôn mới nâng cao ảnh 2
Đoàn công tác khảo sát thực tế tại địa phương. 

Tại buổi làm việc, Đoàn kiểm tra của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phân tích, đánh giá, những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới. Theo đó: Hiện, một trong những khó khăn, vướng mắc của địa phương là vấn đề cần kinh phí để sửa chữa, nâng cấp và làm mới 6 công trình thủy lợi; sửa chữa phân hiệu mầm non, duy trì và nâng cấp 3 trường học đạt trường chuẩn quốc gia. Đồng thời sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa do sáp nhập thôn nên hiện không đủ diện tích sinh hoạt. Địa phương cũng đề xuất dự án phục tráng giống lúa Séng cù. Đề nghị được sản xuất lúa Séng cù hữu cơ thuần chủng giai đoạn 2022-2025, cơ bản đến năm 2025 Mường Vi trở thành cánh đồng 1 giống Séng cù thuần chủng hữu cơ.

Mường Vi phấn đấu trở thành xã nông thôn mới nâng cao ảnh 3
Khảo sát thực tế hộ dân sẽ được hỗ trợ làm nhà 3 cứng. 

Để phấn đấu đưa xã Mường Vi trở thành xã nông thôn mới nâng cao, đoàn công tác đề nghị cấp ủy, chính quyền tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động sự vào cuộc của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt; đề ra các giải pháp quyết liệt để giải quyết những vấn đề khó khăn, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Huyện Bảo Yên hiện có hơn 40.000 ha rừng trồng (diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh). Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã và tính bền vững, thời gian qua, ngành lâm nghiệp địa phương rất quan tâm đổi mới công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo sinh kế cho lao động nông thôn.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

Giữa trung tâm thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, rừng chè cổ thụ như báu vật thiên nhiên được gìn giữ qua bao đời. Trải dài trên diện tích 21,5 ha, hàng nghìn gốc chè cổ thụ không chỉ mang vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng mà còn là nguồn sinh kế quý giá của người dân địa phương.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7/2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm. Dự báo nguy cơ có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng.

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

fb yt zl tw