Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

baolaocai-br_img-8345.jpg
Không chỉ là một sinh kế, mà là niềm hy vọng bền bỉ qua từng mùa vụ - cây chè đang góp phần thay đổi diện mạo vùng nông thôn, mang lại sức sống mới cho từng nếp nhà, từng bản làng ở Lùng Vai.
baolaocai-br_img-8339.jpg
Bà con ở Lùng Vai cứ 40 ngày sẽ thu chè 1 lần, kéo dài từ vụ chè xuân cho đến tận tháng 10. Để đảm bảo hái chè đúng thời vụ, bà con trong thôn thường đổi công cho nhau.
baolaocai-br_img-8342.jpg
Bà con chia sẻ năm nay mưa nhiều, thời tiết thuận lợi để cây chè phát triển tốt, búp chè xanh, mập.
baolaocai-br_img-8344.jpg
baolaocai-br_img-8346.jpg
Gia đình bà Trương Thị Mai, thôn Lùng Vai, xã Lùng Vai có 3 nương chè, mỗi vụ bà thu khoảng 3 tấn chè. Búp chè xanh hiện được bán với giá 6 nghìn đồng/kg.
baolaocai-br_img-8348.jpg
Công việc hái chè tuy khá vất vả, bà con phải lên đồi từ khá sớm, nhưng nụ cười luôn nở trên môi người nông dân chân chất, mộc mạc.
baolaocai-br_img-8343.jpg
Tuy không có quy định, nhưng mỗi ngày một người thường hái được khoảng 3 bao chè.
baolaocai-br_img-8341.jpg
Chè được hái thủ công để giữ nguyên độ tươi và vị thanh thuần khi chế biến. Mỗi vụ chè không chỉ mang lại thu nhập mà còn là dịp để cộng đồng cùng hòa mình vào nhịp sống lao động tràn đầy sức sống giữa thiên nhiên hùng vĩ.
baolaocai-br_img-8340.jpg
Những búp chè xanh non sẽ được đổ đầy bao và đưa đến các nhà máy để chế biến.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đất đồi cho quả ngọt

Đất đồi cho quả ngọt

Trên những triền đất đồi dốc trước kia chỉ trồng ngô, sắn, đậu tương…, nhiều hộ dân vùng cao huyện Bát Xát đã đưa cây lê VH6 - giống cây ăn quả ôn đới hợp khí hậu, hợp thổ nhưỡng về trồng. Sự mạnh dạn chuyển đổi đã “đánh thức” tiềm năng đất đồi, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa và cho những mùa quả ngọt.

Cơ hội và thách thức của tín dụng xanh

Cơ hội và thách thức của tín dụng xanh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, việc phát triển tín dụng xanh không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là đòi hỏi cấp bách đối với Việt Nam. Ngành ngân hàng, với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn về tài chính xanh.

Công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Dứa Bảo Thắng - Lào Cai”

Công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Dứa Bảo Thắng - Lào Cai”

Ngày 04/6, UBND huyện Bảo Thắng phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) tổ chức công bố quyết định, trao văn bằng bảo hộ và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Dứa Bảo Thắng - Lào Cai”.

Đổi mới để đồng hành với nông dân

Đổi mới để đồng hành với nông dân

Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn tỉnh đã có nhiều đổi mới trong công tác tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và nông hộ. Những đổi mới này đang góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết và phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Hàng trăm ha ngô ở Bảo Yên có tỷ lệ kết hạt thấp bất thường

Hàng trăm ha ngô ở Bảo Yên có tỷ lệ kết hạt thấp bất thường

Sau ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 năm 2024, nhiều nông dân Bảo Yên hy vọng sẽ có một vụ mùa thắng lợi, trong đó có cây ngô, bởi theo quy luật sau lũ đất đai sẽ màu mỡ hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của huyện, năm nay mùa ngô xuân 2025 lại không như kỳ vọng, có sự giảm năng suất chung, nhất là diện tích trồng giống ngô được hỗ trợ từ nguồn dự trữ quốc gia.

Văn Bàn nâng tầm sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương

Văn Bàn nâng tầm sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương

Tận dụng tiềm năng sẵn có, huyện Văn Bàn đang từng bước nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” không chỉ khai thác lợi thế địa phương mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân.

Tiếp sức cho người nghèo thực hiện giấc mơ “an cư”

Tiếp sức cho người nghèo thực hiện giấc mơ “an cư”

Những ngôi nhà mới khang trang, kiên cố đang dần hiện hữu, thay thế những mái nhà tạm, dột nát tại nhiều thôn, bản ở huyện Văn Bàn. Đây là kết quả tích cực từ việc triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 27 của Tỉnh ủy Lào Cai về xóa nhà tạm cho hộ nghèo, giúp người dân từng bước hiện thực giấc mơ “an cư”.

[Ảnh] Niềm vui mùa vải chín sớm

[Ảnh] Niềm vui mùa vải chín sớm

Cuối tháng 5, những chùm vải sai trĩu cành bắt đầu ửng đỏ như "thắp lửa" trên các mảnh vườn nằm xen bên những nếp nhà, triền đồi thoai thoải. Người dân xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng) bước vào mùa thu hoạch vải chín sớm với niềm vui rạng rỡ. Vải năm nay không chỉ được mùa mà còn được giá, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình.

fb yt zl tw