Trưng bày tư liệu về báo chí Cách mạng 1925 – 1945

Lần đầu tiên, công chúng Hà Nội được tận mắt ngắm nhìn những tờ báo Cách mạng từ thời kỳ đầu thế kỷ 20. Đây là bộ sưu tập báo chí vô cùng độc đáo và có ý nghĩa lớn, được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đưa ra giới thiệu với người xem từ ngày 28-8, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

200 hiện vật gồm cả ấn bản gốc và bản scan nhiều tờ báo, cùng nhiều hiện vật quý liên quan đến việc biên soạn, in ấn và phát hành báo chí hồi đầu thế kỷ được Bảo tàng giới thiệu trong trưng bày chuyên đề mang tên “Sưu tập Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 – 1945).

Trưng bày gồm khoảng gần 90 đầu báo, tạp chí Cách mạng hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Thái Nguyên, Bảo tàng Sơn La…. Trưng bày chia thành năm phần bao gồm các giai đoạn 1925-1930, 1930-1936, 1936-1939, và 1939-1945.

Được đặt trang trọng ngay gian đầu của trưng bày là tờ báo Thanh Niên số ra ngày 3-10-1926, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, dưới vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Bên cạnh đó là hàng loạt đầu báo tiêu biểu như Bôn-sê-vích, Công Nông Binh, Thân Ái, Búa Liềm, tạp chí Công hội Đỏ, Lao Động, Hầm Mỏ, Dân Cày, tạp chí Đỏ, Tranh Đấu, Tiến Lên, Cờ vô sản, Giác ngộ, Tin Tranh đấu Bắc Kỳ, Hồn lao động, Phấn đấu, Tiến Hóa, Tin Tức, Dân chúng, Thế giới, Đông Phương, Dân Muốn, Hồn trẻ, Việt Nam Độc Lập, Cờ Giải Phóng, Cứu Quốc…

Đáng chú ý là trong số này có khá nhiều báo viết bằng tiếng Pháp, có thể xuất bản ở Pháp hoặc ở Việt Nam, nhấn mạnh vào nội dung tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin, Quốc tế Cộng sản, Liên Xô, Đảng Cộng sản Pháp và Mặt trận Nhân dân Pháp, Mặt trận chống phát xít, cổ động quần chúng tham gia cuộc vận động Đông Dương Đại hội, bầu cử và đấu tranh nghị trường, phát động quần trúng đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, tự do báo chí…

Báo chí giai đoạn 1925-1945 được xuất bản bằng nhiều cách: bút thép trên giấy sáp, đánh máy trên giấy sáp, mực tím trên giấy rồi in trên bàn thạch, hay đất sét, chép tay làm nhiều bản. Mỗi tờ báo khuôn khổ các số không đều nhau, loại giấy không thống nhất, lúc giấy tốt, lúc giấy xấu, khi bị nhòa nhiều, và số báo phát hành không định kỳ…

Có thể thấy con đường báo chí cách mạng thời kỳ 1925-1945 phát triển rõ nét, từ cách trình bày cho đến nội dung tuyên truyền, từ những trang báo đơn sơ với câu chữ giản dị, cho đến những bài viết sắc sảo, đanh thép… Mỗi tờ báo, mỗi hiện vật là một câu chuyện thú vị về cha ông ta làm báo cách chúng ta gần một thế kỷ.

Ngoài ra, hình ảnh về những tòa soạn báo đầu tiên ấy, như tòa soạn báo Tin Tức ở phố Phùng Hưng, tòa soạn báo Lao Động ở ngõ Thông Phong… cũng được giới thiệu tại triển lãm.

Một phần không nhỏ của trưng bày là sưu tập truyền đơn, giới thiệu những lá truyền đơn thời kỳ tiền khởi nghĩa, gắn với sự ra đời và hoạt động của Mặt trận Việt Minh và Trung đội cứu quốc quân tiến tới thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, cao trào kháng Nhật cứu nước, Cách mạng tháng Tám thành công… Bộ sưu tập gồm các truyền đơn của Đảng Cộng sản Đông Dương, Mặt trận Việt Minh, Việt Nam Công giáo kháng Nhật cứu quốc Hội… kêu gọi binh lính Pháp phản chiến, kêu gọi đồng bào Việt Nam ủng hộ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn…

Một phần bộ sưu tập truyền đơn.
Một phần bộ sưu tập truyền đơn.

Góp mặt tại triển lãm còn có những nhân chứng từng tham gia các hoạt động báo chí tuyên truyền thời kỳ đó. Ông Trần Xuân Đặng, năm nay 88 tuổi, ở Hà Nội kể lại: “Ngày xưa, chúng tôi nhận truyền đơn ở trên phát về rồi buổi tối đem đi rải. Có những lúc còn vừa rải truyền đơn kết hợp với tuyên truyền, thuyết phục người dân.

Ra mắt vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, bộ sưu tập báo chí Cách mạng Việt Nam thời kỳ 1925-1945 là hoạt động đầy ý nghĩa giúp người dân hiểu hơn về một thời kỳ làm báo đầy cam go, gian khổ của những người đi trước.

Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

fb yt zl tw