Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được "giữ họ" sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ảnh minh hoạ

Theo trang The Guardian, đối với Akiko Saikawa, nhân viên văn phòng ở Tokyo, “cơn ác mộng” hành chính ập đến ngay sau khi cô kết hôn.

Saikawa đã phải phải tới cơ quan công quyền nhiều lần, thực hiện hàng chục thủ tục để đổi họ tên trên hộ chiếu và các giấy tờ khác, cũng như cập nhật thông tin mới trên tài khoản mạng xã hội. Tất cả chỉ vì pháp luật Nhật Bản yêu cầu cô phải đổi họ khi là phụ nữ đã có gia đình.

Các cặp vợ chồng ở Nhật Bản được tự do lựa chọn theo họ vợ hoặc chồng sau khi kết hôn. Tuy nhiên có tới 95% trường hợp người phụ nữ chấp nhận đổi họ theo chồng một cách miễn cưỡng.

“Việc đổi họ rất mất thời gian và bất tiện. Điều rắc rối nhất là họ của tôi trong sổ hộ khẩu đã đổi thành họ chồng. Điều đó có nghĩa là tôi phải nói rõ với công ty rằng tôi muốn tiếp tục được gọi bằng họ thời con gái ở nơi làm việc”, cô Saikawa nói.

Được thông qua lần đầu vào cuối những năm 1800, bộ luật dân sự Nhật Bản cấm các cặp vợ chồng sử dụng họ khác nhau. Chính phủ từng đề xuất thay đổi quy định này gần 30 năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa có thay đổi nào.

Không bàn đến sự bất tiện, các nhà vận động cho rằng yêu cầu các cặp vợ chồng sử dụng cùng họ là một dấu hiệu cho thấy Nhật Bản thiếu tiến bộ về bình đẳng giới.

Bà Machiko Osawa, giáo sư và chuyên gia về kinh tế lao động tại Đại học Phụ nữ Nhật Bản, cho rằng sự thiếu tiến bộ này bắt nguồn từ “tư tưởng gia trưởng lỗi thời” trong đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, cũng như các thẩm phán tòa án tối cao, “những người kiên quyết ủng hộ hiện trạng này dù đã lạc hậu”.

“Phụ nữ mới cưới phải lãng phí rất nhiều thời gian để đổi tên trên tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hộ chiếu và tất cả các giấy tờ chính thức khác. Đối với những người là chuyên gia, việc buộc phải đổi họ là sự phủ nhận những gì họ đã đạt được. Nó gây ra nhiều nhầm lẫn và khiến phụ nữ phải phục tùng đàn ông”, bà nói.

Sau nhiều năm áp dụng luật gây tranh cãi, áp lực đang đè nặng lên LDP, không chỉ từ các nhà vận động nhân quyền mà còn từ các lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao. Họ đều cho rằng quy định này đang gây trở ngại cho các công ty Nhật Bản kinh doanh ở nước ngoài.

Một đám cưới ở Tokyo. Ảnh minh họa

Masahiko Uotani, Giám đốc điều hành của hãng mỹ phẩm Shiseido, nói rằng ông biết có những nữ giám đốc điều hành bị bị khách sạn từ chối phục vụ hoặc không được tham dự các cuộc họp trong các chuyến công tác nước ngoài vì danh tính trên giấy tờ tùy thân và chức danh trùng khớp.

Theo Mainichi Shimbun, “hệ thống hiện nay đang trở thành rào cản phát triển nghề nghiệp cho những doanh nhân hoạt động ở nước ngoài”.

Liên đoàn kinh doanh Nhật Bản Keidanren đã thu thập ý kiến từ những phụ nữ vi phạm yêu cầu về tên riêng. Một người nói rằng việc phải thay đổi họ “đã hủy hoại sự nghiệp của tôi vì các bài báo khoa học tôi viết khi chưa lấy chồng không được công nhận”.

Một người khác cho hay: “Có trường hợp tên doanh nghiệp của tôi không được chấp nhận khi ký hợp đồng”.

Giờ đây Keidanren đã dồn hết sức lực cho chiến dịch thay đổi luật để phản ánh sự thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Theo cuộc khảo sát năm 2022 của Viện Quản lý Lao động, trong khi gần 84% công ty cho phép phụ nữ giữ họ gốc ở nơi làm việc, họ vẫn phải bổ sung giấy tờ xác nhận nhân thân khi đi công tác ở nước ngoài, điều gây nhiều rắc rối và lúng túng.

“Tôi muốn vấn đề này được thực hiện như một ưu tiên hàng đầu để hỗ trợ công việc của phụ nữ,” người đứng đầu Keidanren, Masakazu Tokura, cho biết.

Trong khi Chính phủ Nhật Bản cho phép chú thích thêm họ tên thời con gái bên cạnh họ sau khi kết hôn trên hộ chiếu, giấy phép lái xe và giấy chứng nhận cư trú, Nhật Bản vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới yêu cầu vợ hoặc chồng phải sử dụng cùng họ.

Các thành viên bảo thủ của LDP cho rằng việc sửa đổi bộ luật dân sự sẽ dẫn đến làn sóng tấn công vào các giá trị truyền thống, làm suy yếu sự đoàn kết gia đình và gây bối rối cho trẻ em.

Bà Osawa bác bỏ lập luận trên. Bà cho rằng "tỷ lệ ly hôn của Nhật Bản ngang với Anh và Đức, do đó luật về họ tên hiện nay không giúp ích cho sự ổn định gia đình".

“Thời thế đã thay đổi và hầu hết các hộ gia đình đều cần thu nhập gấp đôi để trang trải cuộc sống. Vì vậy, việc các cặp vợ chồng có quyền lựa chọn để họ thế nào là hợp lý và điều đó thúc đẩy bình đẳng giới”, bà Osawa nói.

Thủ tướng Fumio Kishida đã kêu gọi thận trọng, tuyên bố vào năm ngoái rằng “nhiều ý kiến khác nhau trong công chúng”. Ông nói rằng cần phải thảo luận nhiều hơn để giành được sự ủng hộ “rộng rãi” cho sự thay đổi này.

Cô Saikawa hy vọng những người phụ nữ khác không phải loay hoay trong mê cung thủ tục hành chính mà cô phải đối mặt sau khi kết hôn.

“Việc được giữ họ cũ đồng nghĩa phụ nữ không cần trải qua hàng chục lần đổi tên họ, gây dựng lại sự nghiệp và danh tiếng đã tạo dựng dưới tên thời con gái. Phụ nữ cũng có thể giữ lại họ tên thể hiện lịch sử gia đình mình, cũng như một phần bản sắc của họ”, cô bày tỏ.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới an ninh đặc biệt sẵn sàng phục vụ Thế vận hội Paris 2024

Mạng lưới an ninh đặc biệt sẵn sàng phục vụ Thế vận hội Paris 2024

Chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic 2024, mạng lưới an ninh đặc biệt với 30.000 cảnh sát và hiến binh đã được huy động tại các khu vực kiểm soát an ninh ở thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp). Ban tổ chức cho biết, trong những ngày cao điểm, có thể huy động tới 45.000 người để bảo đảm công tác an ninh.

Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trưa 22/7, Chính phủ Lào ra thông cáo về việc Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, đồng thời thông báo về việc  Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào do đồng chí Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith dẫn đầu sẽ sang Việt Nam dự lễ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Thủ đô Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng để lại nhiều bài học quý báu đối với Đảng, Nhà nước Lào

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng để lại nhiều bài học quý báu đối với Đảng, Nhà nước Lào

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayason bày tỏ niềm thương tiếc vô hạn và nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng  đã để lại những tình cảm thân thiết gắn bó và nhiều bài học quý báu đối với cá nhân ông cũng như Đảng, Nhà nước Lào.

Quốc vương thứ 17 của Malaysia đăng quang

Quốc vương thứ 17 của Malaysia đăng quang

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 20/7, Quốc vương thứ 17 của Malaysia Sultan Ibrahim đã chính thức nhậm chức tại lễ đăng quang được tổ chức trang trọng tại Hoàng cung trước sự chứng kiến của gần 700 quan khách trong và ngoài nước, trong đó có Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah và Quốc vương Bahrain Sheikh Hamad bin Isa Al Khalifa.

Nga và Triều Tiên thúc đẩy hợp tác quân sự

Nga và Triều Tiên thúc đẩy hợp tác quân sự

Tại cuộc gặp diễn ra ở thủ đô Bình Nhưỡng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko đã nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của hợp tác quân sự giữa hai nước nhằm đảm bảo các lợi ích an ninh chung.

fb yt zl tw