Phim lậu Võ Tắc Thiên “đại náo” trên Internet

Có lẽ chưa khi nào mà cư dân mạng Việt rầm rộ vào xem phim truyền hình cổ trang “Võ Tắc Thiên” với cô đào Phạm Băng Băng nóng bỏng, như hiện tại (gõ tên phim Võ Tắc Thiên năm 2014, trên Google có tới 650.113 kết quả trong 0,36s), thậm chí, hình ảnh trong phim còn tạo nên cơn sốt phần mềm hóa trang giống style diễn viên chính.

Một cảnh phim "Võ Tắc Thiên" trên Internet.
Một cảnh phim "Võ Tắc Thiên" trên Internet.

Nhưng điều quan tâm nhất về mặt quản lý thì đây là một bản phim bị vi phạm bản quyền và bản thân phim cũng chưa được phép phát hành ở Việt Nam. Thế nhưng phiên bản của nó trên Internet lại có đầy đủ phụ đề tiếng Việt.

Xem phim “chùa” dễ như ăn kẹo

Theo Công ty Đầu tư phát triển công nghệ cao, hiện có hơn 400 website sử dụng video (phim và ca nhạc) ở Việt Nam, với 90% người dùng Internet truy cập. Các website này khai thác nhiều phim và chương trình truyền hình của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt các quốc gia có nền điện ảnh và truyền hình phát triển.

Hiện tại, bất kể ai sử dụng Internet muốn xem bất kỳ phim gì thuộc quốc gia nào, cũng đều có thể thỏa mãn, kể cả xem những bản phim “full HD” cực nét. Không chỉ vậy, đôi khi chúng có trên Internet đồng thời với cả bản phim chính thức đang được chiếu rạp hoặc đang được phát trên sóng truyền hình. Ngay cả với phim VN, không kể phim truyền hình, mà với phim điện ảnh, những phim đã được số hóa gần như cũng đồng thời có mặt trên mạng với rất nhiều “nhà” mạng cung cấp.

Nhiều website điện tử, mạng xã hội phục vụ khán giả, không chỉ là xem phim trên mạng (online) chất lượng cao, mà còn hỗ trợ xem phim trên điện thoại di động... Nhiều phim được dịch, lồng phụ đề, thậm chí cả thuyết minh.

Trong khi thực tế nhiều tên miền, như phim3s hay phimso… là tên miền quốc tế nhưng chưa thông báo sử dụng tại Việt Nam, nhưng lại cho phép tạo tài khoản cá nhân, trao đổi thông tin giữa những tài khoản với nhau, xem phim trực tuyến. Theo Khoản 22, Điều 3, Nghị định số 72, đây là mạng xã hội và phải xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông. Có trang ghi dưới chân trang rằng được cấp giấy phép mạng xã hội trực tuyến, nhưng kiểm tra lại không phải.

Điều nguy hiểm nhất là những phim thuộc dạng “phân loại” theo độ tuổi cũng gần như không thiếu phim loại nào, với đủ cấp độ và trên mạng, thì việc phân loại chỉ như một cách quảng cáo cho phim câu view.

Bó tay với vi phạm bản quyền?

Thật ra, trong luật pháp Việt Nam đã có quy định rõ về vấn đề này, nằm ở Khoản 10, Điều 28, Luật Sở hữu trí tuệ quy định về truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng thông tin và phương tiện kỹ thuật số khi chưa được phép của chủ sở hữu. Nhưng theo thông tin của Bộ TTTT thì hiện tại Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (MPA) chưa cung cấp phim lên interner cho đơn vị nào ở VN, tuy nhiên, có thể thấy là hầu hết các trang phim đều có chiếu phim Mỹ, cũng như phim của nhiều nước khác.

Theo báo cáo của Thanh tra Cục Báo chí - Xuất bản (Bộ TTTT), hiện nay tình trạng cung cấp phim trên mạng Internet tương đối phức tạp, rất nhiều các website cung cấp phim của nhiều hãng trên thế giới vào lãnh thổ VN, mà hầu hết các trang web này đều đăng ký tên miền quốc tế và đều vi phạm bản quyền.

Chỉ khi nào rơi vào các website VN thì mới có thể “bắt tận tay” để phạt. Ví dụ tháng 4/2013, phía Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (MPA) đã gửi đơn đến Thanh tra Bộ VHTTDL nêu tên miền của hai website thuộc sự quản lý của VN và yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với các tác phẩm điện ảnh của hiệp hội. Kèm theo đó là danh sách dài khoảng 25 trang liệt kê các bộ phim bị vi phạm như: “Điệp viên 007”, “Cuộc đời của Pi”… 

Hay trong tháng 6/2014, Cty TNHH Phát thanh - Truyền hình Hồng Kông (TVB - Trung Quốc) đã khởi kiện hai trang web VN vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ lên Bộ TTTT và thanh tra chuyên ngành TTTT xử lý các cá nhân, tổ chức quản lý hai trang web phim... info và… biz vì có hành vi chiếu nhiều bộ phim Hồng Kông trên 2 trang web này, nhưng chưa được chủ sở hữu các bộ phim này cho phép. Nhưng đây cũng chỉ là những trường hợp “muối bỏ biển” và thuộc loại hiếm ở VN, bởi website đăng ký sở hữu ở VN.

Tháng 6/2014, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) đã phối hợp với Hội Truyền thông điện tử TPHCM và Hội Sở hữu trí tuệ TPHCM đồng tổ chức Hội thảo “Bảo hộ quyền trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình trong môi trường số” tại TPHCM. Tại hội thảo, các chuyên gia nhận định, Internet là nguồn nhanh nhất đưa tác phẩm đến công chúng nhưng cũng là nguồn gây tổn thất nhất cho những nhà sản xuất nếu bị xâm phạm bản quyền.

Tuy nhiên, bởi sự tiện lợi, dễ dàng và không mất tiền khi xem phim trên các website này mà người dùng Internet vẫn đang vô tình tiếp tay cho nạn vi phạm bản quyền phim.

Khoan nói về vấn đề nội dung phim khi có thể xem bất cứ gì và bất kỳ ai (kể cả trẻ em vị thành niên) cũng có thể xem, thì vấn đề quản lý website chiếu phim vi phạm bản quyền thế nào vẫn là một thách đố không chỉ với cơ quan quản lý thuộc nhiều ngành liên quan.

Lao Động

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề cói Kim Sơn (Ninh Bình) đã có bước phát triển rõ rệt. Người dân hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và phát triển du lịch làng nghề.

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách không chỉ bồi đắp tri thức, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc trong lòng thế hệ trẻ, đặc biệt trong những ngày tháng 4 lịch sử, kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Không chỉ chứa đựng ký ức về làng quê, các trò chơi, trò diễn dân gian còn là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng góp phần làm nên bản sắc cho từng vùng miền trên dải đất hình chữ S. Trong bối cảnh nhu cầu trải nghiệm văn hóa địa phương của du khách ngày càng cao, việc khai thác những di sản dân gian này được xem là hướng đi giúp đa dạng hóa sản phẩm và tạo điểm nhấn cho các điểm đến.

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Từ ngày 22 đến 25/4, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, góp phần tri ân lịch sử, tôn vinh tinh thần yêu nước và khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Trong khuôn khổ Festival Phở 2025 với chủ đề "Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số" diễn ra tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, tọa đàm về hành trình của phở với dấu ấn trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và du khách.

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, ngay trong tuần đầu tiên diễn ra Triển lãm thế giới EXPO 2025, Nhà Triển lãm Việt Nam đã tổ chức thành công chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống “Vẻ đẹp Việt Nam”, thu hút đông đảo du khách Nhật Bản và quốc tế. Đây là chương trình khởi đầu của chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam tại EXPO 2025.

Giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam"

Giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam"

Chiều 19/4, tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức khai trương trưng bày, giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách “Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" với chủ đề “Dám sống một cuộc đời rực rỡ".

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.

Tự hào truyền thống - Hướng tới tương lai

Ý nghĩa chương trình "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai"

Ngày 18/4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THCS Nam Cường, thành phố Lào Cai tổ chức chương trình trải nghiệm các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lào Cai với chủ đề "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai" và giao lưu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

“Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một công trình kiến trúc đồ sộ cho thấy quy mô đầu tư lớn và đầy tâm huyết. Công trình không chỉ bảo đảm về chất lượng thiết kế, thi công mà còn chứa đựng giá trị xã hội sâu sắc”. Đây là những nhận xét của Ban giám khảo khi nói về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (LSQSVN) - công trình vừa nhận được Giải thưởng Lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia (GTKTQG) lần thứ 16 (2024 - 2025).

fb yt zl tw