Phát triển kinh tế số để tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, phát triển kinh tế số (KTS) để tạo động lực mới cho kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia.

Báo VietNamNet xin giới thiệu đến quý độc giả phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT tại Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ.

nguyen-manh-hung-1475.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phát triển KTS để tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia.

Chúng ta đã đi qua 6 tháng đầu của năm 2024, năm phát triển kinh tế số (KTS) với các trụ cột là Phát triển công nghiệp CNTT và truyền thông, Phát triển KTS của các ngành và địa phương, Phát triển dữ liệu như là đầu vào của KTS Phát triển quản trị số như là một phương thức quản trị mới online và dựa trên dữ liệu. Phát triển KTS để tạo động lực mới cho kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia.

Hết 6 tháng đầu năm 2024, KTS Việt Nam ước đạt 18,3% GDP, tăng 22,4%. Như vậy, mục tiêu mà Đại hội 13 của Đảng đặt ra, KTS đạt 20% vào năm 2025 là sẽ đạt được.

Công nghiệp CNTT và truyền thôngđã lấy lại được đà tăng trưởng như trước Covid-19, thậm chí cao hơn, 6 tháng đầu năm 2024 tăng so với cùng kỳ là 26%. Tăng cao như vậy một phần là do năm ngoái, năm 2023 tăng trưởng -5%. Lần đầu tiên, chúng ta đang soạn thảo một bộ luật riêng cho phát triển công nghiệp CNTT và truyền thông, gọi là Luật phát triển công nghiệp công nghệ số (CNS), dự kiến Quốc hội sẽ thông qua năm 2025.

Việt Nam sẽ là một trong số rất ít nước có một bộ luật riêng về phát triển công nghiệp CNS, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về công nghiệp CNS như một ngành công nghiệp nền tảng, làm cốt lõi để thúc đẩy CĐS quốc gia, phát triển KTS. Công nghiệp CNS là lõi của KTS. Giai đoạn đầu của KTS, tức là trước năm 2025, nó có thể chiếm tới 60% nền KTS, nhưng về lâu dài, sau năm 2030, nó sẽ chỉ còn 40% rồi 30% nền KTS.

Phát triển KTS các ngành là sự hội tụ của CNS vào các ngành khác, như y tế, giáo dục, nông nghiệp, thương mại, ngân hàng, v.v... Sự hội tụ của CNS vào các ngành công nghiệp khác không chỉ là hiện đại hoá, số hoá các ngành công nghiệp này mà còn tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới, tạo thành động lực chính cho tăng trưởng của các ngành. KTS của các ngành sẽ là phần chính của KTS, nó sẽ chiếm tới 70% KTS.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo năm 2024, mỗi bộ ngành và địa phương phải tổ chức một hội nghị chuyên đề về phát triển KTS ngành mình, địa phương mình. Bộ TT&TT đã ban hành hướng dẫn về đo lường KTS, về phát triển KTS của các địa phương.

Về phát triển dữ liệu số như là yếu tố sản xuất mới, là đầu vào của KTS. Dữ liệu số là một loại tài nguyên mới. Tài nguyên này là do con người sử dụng CNS mà sinh ra. Bình thường thì khi phát triển, con người tiêu xài và làm cạn kiệt các loại tài nguyên. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, khi phát triển, con người sinh ra tài nguyên mới là dữ liệu số. Dữ liệu số phải được tạo ra, mà đầu tiên là các cơ quan nhà nước, từ trung ương đến địa phương. Chính phủ vừa ban hành một Nghị định về phát triển các cơ sở dữ liệu cấp quốc gia và cấp bộ ngành.

Muốn phát triển KTS nhanh thì phải nhanh chóng xây dựng các cơ sở dữ liệu này. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo mỗi bộ ngành và địa phương phải có một đề án như đề án 06 của Bộ Công an, các đề án này nên tập trung vào làm dữ liệu cốt lõi của ngành mình, địa phương mình. Tiếp theo là dữ liệu phải được mua bán như là hàng hoá. Năm nay, Bộ TT&TT sẽ thí điểm sàn giao dịch dữ liệu, nhất là các dữ liệu của doanh nghiệp.

Về quản trị số, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng một Kế hoạch hành động về xây dựng Chính phủ số (CPS) chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu. Để làm được việc này thì tất cả các bộ ngành và địa phương phải kết nối online về Chính phủ. Các bộ ngành và địa phương vì vậy cũng phải chuyển đổi số (CĐS) các hoạt động chỉ đạo, điều hành của cấp mình một cách trực tuyến và dựa trên dữ liệu. Đây sẽ là một sự thay đổi căn bản về quản trị số của cơ quan nhà nước, cấp trên kết nối trực tiếp vào hệ thống CNTT của cấp dưới để lấy dữ liệu phục vụ quản lý đảm bảo chính xác và tức thời, không còn cấp dưới báo cáo số liệu cấp trên bằng văn bản. Sau khi Kế hoạch này được ban hành thì sẽ có một hướng dẫn để các bộ ngành và địa phương xây dựng kế hoạch hành động của mình.

Không có CĐS cấp địa phương thì không có CĐS cấp bộ ngành, và không có CĐS cấp bộ ngành thì không có CĐS cấp Chính phủ. Kế hoạch hành động này có nhiều việc để làm, nhưng có một việc duy nhất quyết định tất cả các việc còn lại là hoạt động hằng ngày của cán bộ công viên chức từ cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền phải được thực hiện trên môi trường số, nếu không thì phải được nhập vào hệ thống một cách định kỳ. Bởi vậy mà việc quan trọng nhất của CĐS là các cấp chính quyền phải thể chế hoá, có quy định về làm việc trên môi trường số và nhập liệu đối với từng cán bộ công viên chức.

Sau khi đã số hoá toàn diện thì việc phân tích đánh giá, phát hiện vấn đề, thay đổi vận hành của hệ thống sẽ chỉ là phần mềm, là vấn đề công nghệ. Kế hoạch hành động về chỉ đạo, điều hành của Chính phủ một cách trực tuyến và dựa trên dữ liệu tập trung vào năm 2024-2025, nhưng có định hướng tới 2030.

Ngoài phát triển KTS, tôi xin phát biểu thêm 3 ý sau.

Thứ nhất, tháng 6/2024, Uỷ ban Quốc gia về CĐS đã tổ chức hội nghị về mô hình CĐS thành công cấp bộ ngành để nhân rộng, tại Toà án nhân dân tối cao. Những tháng quý 3 này, Uỷ ban sẽ tổ chức thêm 2 hội nghị về mô hình dịch vụ công trực tuyến, mô hình trung tâm điều hành thông minh cấp tỉnh. Sau nhiều năm CĐS, chúng ta mới tổng kết được các mô hình thành công để nhân rộng. Đề nghị các bộ ngành và địa phương tham khảo các mô hình thành công để thúc đẩy CĐS cấp mình.

Thứ hai, về ứng dụng AI: AI làm trợ lý, giúp việc cho con người chứ không vượt lên trên con người. AI dù có thông minh hơn, nhiều thông tin, nhiều tri thức hơn nhưng cũng là để giúp cho con người ra quyết định, làm việc tốt hơn. Ứng dụng hiệu quả nhất của AI, dễ làm nhất, và có thể làm nhanh là trợ lý ảo (TLA). Có thể làm nhanh là vì nền tảng công nghệ đã sẵn sàng, chỉ cần mỗi đơn vị đưa hệ tri thức của mình vào TLA và huấn luyện, thường là trong 3-6 tháng. Hiệu quả là vì mỗi cán bộ công chức (CBCC) sẽ có thêm một người giúp việc.

Trợ lý ảo này đặc biệt thông thạo về các văn bản pháp luật, các quy định, quy trình, cách làm, vốn là cái mà CBCC của chúng ta đang rất khó khăn do hệ thống pháp luật quá lớn, khó ai có thể nhớ và thông thạo. Bộ TT&TT sẽ có hướng dẫn về phát triển TLA trong quý 3 này để các bộ ngành và địa phương tham khảo triển khai, dựa trên thực tiễn đã triển khai tại Bộ TT&TT.

Thứ ba, về đào tạo CĐS cho người đứng đầu các cấp. Trong CĐS thì Chuyển đổi là danh từ chính, Số là tính từ, công nghệ số chỉ là công cụ để thực hiện sự chuyển đổi. CĐS là số hoá toàn diện và sau đó là thay đổi cách vận hành của tổ chức. Nếu người đứng đầu mà không trực tiếp vào cuộc, không trực tiếp chỉ đạo, không trực tiếp làm, không trực tiếp dùng, không trực tiếp tự mình chuyển đổi thì sẽ không thành công.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung bài viết:

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo “xanh hóa” dịch vụ công trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo “xanh hóa” dịch vụ công trực tuyến

Sáng 31/8, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại Trung tâm Hành chính công thành phố Đà Nẵng tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

PC Lào Cai tổ chức hội thảo “Giới thiệu công nghệ và giải pháp đấu nối cáp ngầm và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện với các thiết bị đấu nối cáp NKT”

PC Lào Cai tổ chức hội thảo “Giới thiệu công nghệ và giải pháp đấu nối cáp ngầm và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện với các thiết bị đấu nối cáp NKT”

Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) phối hợp với Công ty TNHH Điện và Xây Dựng GK Việt Nam (GLOTEK) vừa tổ chức thành công hội thảo “Giới thiệu công nghệ và giải pháp đấu nối cáp ngầm và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện với các thiết bị đấu nối cáp NKT”.

Người dân, doanh nghiệp ngày càng được hưởng lợi từ Đề án 06

Người dân, doanh nghiệp ngày càng được hưởng lợi từ Đề án 06

Với mục tiêu “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, Đề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn lao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang phục vụ ở môi trường điện tử hiện đại. Sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp không chỉ là mục tiêu, động lực mà còn là trách nhiệm chính trị của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ cũng như các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trong triển khai những nhiệm

PC Lào Cai triển khai hiệu quả chỉ đạo của các cấp về thực hiện Đề án 06

PC Lào Cai triển khai hiệu quả chỉ đạo của các cấp về thực hiện Đề án 06

Sáng 22/8, đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo Đề án 06 tỉnh Lào Cai đã kiểm tra công tác triển khai và thực hiện "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" tại Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai).

Nông dân số

Nông dân số

Với sự năng động, sáng tạo, anh Trần Ngọc Huế (dân tộc Tày, thôn Đồng Lục, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng) đã thành công với mô hình nông nghiệp hữu cơ áp dụng công nghệ cao.

Cán bộ, công chức trẻ thực thi văn hóa, đạo đức công vụ trên môi trường số

Cán bộ, công chức trẻ thực thi văn hóa, đạo đức công vụ trên môi trường số

Ngày 20/8, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trẻ vì một Việt Nam hùng cường" với chủ đề "Nâng cao ý thức trách nhiệm thực thi văn hóa công vụ và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trẻ trên môi trường số".

fbytzltw