Phát triển các mô hình “chợ 4.0”

LCĐT - Trong cuộc “chạy đua” với công nghệ 4.0, nhiều lĩnh vực đang bắt kịp xu thế, thu lại nhiều kết quả. Trong lĩnh vực thương mại, không chỉ có các doanh nghiệp tiếp cận với các sàn thương mại điện tử, mà nhiều tiểu thương tại các chợ truyền thống cũng nhanh nhạy nắm bắt cơ hội, ứng dụng công nghệ thông tin trong bán hàng và thanh toán. Các mô hình “chợ 4.0” dần hình thành.

Tại chợ du lịch Phố Mới (thành phố Lào Cai), nhiều ki-ốt bán hàng đã đặt mã QR để người tiêu dùng có thể thanh toán không dùng tiền mặt. Sau khi tham quan, lựa chọn được một số mặt hàng thời trang, chị Mai Thị Ngọc Linh - du khách đến từ Nam Định - chọn cách quét mã QR để thanh toán. Chị Linh cho biết: Tôi đi du lịch Lào Cai. Vì di chuyển nhiều chặng và nhiều hành lý nên tôi hạn chế mang theo nhiều tiền mặt. Khi qua đây thấy gắn biển “Chợ 4.0”, tôi ghé vào mua hàng. Các cửa hàng ở đây đều có thể quét mã hoặc chuyển khoản thanh toán, rất tiện lợi.

Phát triển các mô hình “chợ 4.0” ảnh 1
Khách hàng quét mã QR để thanh toán khi mua sắm tại chợ Nguyễn Du.

Tại thành phố Lào Cai, không chỉ chợ du lịch Phố Mới, hầu hết cửa hàng tại các chợ Kim Tân, Nguyễn Du, Cốc Lếu… cũng chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt bằng hình thức quét mã QR hoặc chuyển khoản. Chị Nguyễn Thị Thu Nhiên, chủ một cửa hàng kinh doanh tại chợ Nguyễn Du cho biết: Nhiều người tiêu dùng đi mua sắm, đặc biệt là khách hàng trẻ thường chọn thanh toán không dùng tiền mặt. Các đơn vị cung ứng dịch vụ QR Pay hoặc các ngân hàng cũng kích cầu bằng cách phát hành các mã giảm giá cho người tiêu dùng khi thanh toán. Thanh toán bằng các ứng dụng không chỉ thuận tiện mà còn tiết kiệm chi phí.

Phát triển các mô hình “chợ 4.0” ảnh 2
Khách mua sắm có thể quét mã thanh toán không dùng tiền mặt tại nhiều ki-ốt của các chợ 4.0.

Không chỉ ứng dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, nhiều tiểu thương tại các chợ truyền thống ở các địa phương từ vùng thấp đến vùng cao cũng bắt kịp xu thế “4.0” khi tạo gian hàng trên các sàn thương mại điện tử. Những chủ cửa hàng thông thạo công nghệ thông tin còn mở rộng lượng khách hàng của mình thông qua các hình thức bán hàng trực tuyến để tương tác, bán hàng cho những người tiêu dùng không có thời gian đi mua sắm tại chợ.

Anh Trần Hải Linh, tiểu thương chợ Sa Pa (thị xã Sa Pa) cho biết, dù ở Sa Pa nhưng chỉ cần có internet là có thể kết nối với khách hàng khắp nơi. Anh thường kinh doanh các mặt hàng qua kênh Shopee, Facebook. Việc tiếp cận và tương tác với khách hàng cũng dễ dàng, giúp lượng hàng bán ra nhiều hơn so với chỉ kinh doanh thông thường tại chợ như trước đây.

Phát triển các mô hình “chợ 4.0” ảnh 3
Tiểu thương tại chợ Sa Pa livestream bán hàng online cho khách hàng trên internet.

Được biết, có hơn 90% tiểu thương tại chợ Sa Pa áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Cùng với đó, nhiều tiểu thương cũng bắt kịp xu thế trong “kỷ nguyên công nghệ số”, sử dụng các tiện ích của mạng xã hội phục vụ bán hàng. Thời gian tới, thị xã Sa Pa tiếp tục tuyên truyền, vận động tiểu thương kinh doanh ở các chợ đa dạng các hình thức bán hàng, đặc biệt là chuyển đổi số, áp dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch mua, bán.

Ông Triệu Thiết Nghĩa, Phó Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Sa Pa cho biết: Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động tiểu thương đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào kinh doanh, đặc biệt trong việc đưa các loại hàng hóa của Sa Pa lên sàn thương mại điện tử, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để thuận tiện hơn cho người dân và du khách trong mua sắm, mang lại những trải nghiệm tốt hơn, tiện lợi hơn khi đến Sa Pa.

Xây dựng mô hình “chợ 4.0” là cách mà nhiều chợ truyền thống đang hướng đến. Đây cũng là điều kiện để các tiểu thương có thể cạnh tranh với nhiều hình thức bán hàng trên không gian mạng. Để làm được điều này, rất cần sự vào cuộc, hỗ trợ của ngành chức năng, giúp tiểu thương và người dân tiếp cận nhiều tiện ích hiện đại, thúc đẩy hoạt động dịch vụ phù hợp với thời đại công nghệ số.           

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Chủ động các phương án

Bài cuối: Chủ động các phương án

Khi nền tảng “Cửa khẩu số” hoạt động sẽ tự động hóa quy trình kiểm tra, giám sát phương tiện chở hàng hóa xuất - nhập khẩu ra/vào khu vực cửa khẩu. Tại các vị trí barie kiểm soát, các camera công nghệ AI sẽ tự động nhận dạng biển số xe, truy vấn các thông tin lái xe, giấy tờ xe, trọng tải xe phục vụ việc giám sát, quản lý, thu phí.

Bài 1: Tạo đột phá phục vụ xuất - nhập khẩu

Bài 1: Tạo đột phá phục vụ xuất - nhập khẩu

Xác định chuyển đổi số trong quản lý, khai thác hoạt động cửa khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện các nội dung chuyển đổi số của tỉnh, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, đưa nền tảng cửa khẩu số vào hoạt động. Đây được kỳ vọng trở thành 1 trong 25 sản phẩm đặc sắc trong lĩnh vực chuyển đổi số của tỉnh.

Chiến lược dữ liệu số - chìa khóa để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai

Chiến lược dữ liệu số - chìa khóa để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai

“Chiến lược dữ liệu số - chìa khóa để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai” là chủ đề tham luận của ông Vũ Hùng Dũng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tại Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2023 (Vietnam - Asia DX Summit 2023) do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức tại Hà Nội.

“Net cỏ” - thời xa vắng

“Net cỏ” - thời xa vắng

Đối với những “game thủ” thế hệ 8x, 9x, quán net chật kín, luôn ám mùi mồ hôi, khói thuốc lại là nơi khởi nguồn những đam mê bất tận của tuổi trẻ một thời. Thế nhưng, trong xu thế “màn hình dọc”, những tiệm net nhỏ dần trôi vào dĩ vãng…

Cân nhắc một số tiêu chí để tạo thuận lợi hơn cho các giao dịch điện tử

Cân nhắc một số tiêu chí để tạo thuận lợi hơn cho các giao dịch điện tử

Góp ý với Dự thảo Luật Giao dịch điện tử sửa đổi (dự kiến được Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cơ quan soạn thảo cần cân nhắc bổ sung một số tiêu chí nhằm tạo thuận lợi hơn cho giao dịch điện tử, cũng như tạo lập một khung khổ pháp lý vững chắc để xây dựng nền kinh tế số Việt Nam ngày càng phát triển.

Bắc Hà đẩy mạnh chuyển đổi số

Bắc Hà đẩy mạnh chuyển đổi số

Thực hiện Nghị quyết 20 ngày 17/1/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Lào Cai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Bắc Hà đã triển khai Chương trình chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và bước đầu đạt một số kết quả quan trọng.

fb yt zl tw