Nữ sinh mồ côi vượt nghịch cảnh đến trường khát khao trở thành bác sĩ

Trang mồ côi bố từ nhỏ. Tuổi thơ của em là những chuỗi ngày cơ cực. Trang thường ôm cái bụng đói meo đến trường. Ước mơ cháy bỏng của nữ sinh giàu nghị lực này là được trở thành bác sĩ.

Nữ sinh mồ côi vượt nghịch cảnh đến trường và ước mơ cháy bỏng trở thành bác sĩ để có điều kiện giúp đỡ những bệnh nhân nghèo khó.
Nữ sinh mồ côi vượt nghịch cảnh đến trường và ước mơ cháy bỏng trở thành bác sĩ để có điều kiện giúp đỡ những bệnh nhân nghèo khó.

Khi chúng tôi tới thăm gia đình em Đinh Thị Minh Trang (SN 2003, học sinh lớp 12A1, trường THPT Trần Phú, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), gần 12h trưa thì cũng là lúc chị Nguyễn Thị Sang (mẹ của Trang) vừa đi làm phụ hồ về. Những giọt mồ hôi nhễ nhại vẫn còn đọng trên gương mặt khắc khổ của người phụ nữ 41 tuổi.

Từ ngày biết được điểm thi của con, những cảm xúc vừa vui mừng, vừa lo lắng cứ lẫn lộn, đan xen trong tâm trí của người mẹ lam lũ này. Chị bảo: "làm bác sĩ là mơ ước từ bé của nó. Khi biết được số điểm thi, nó vui lắm! Nhưng tôi rất lo, không biết sẽ lấy tiền đâu để cho con theo học ngành y".

Người mẹ tội nghiệp kể, Trang mồ côi bố mất khi mới lên lớp 5. Một mình chị nuôi 3 con ăn học. Trang là con đầu, sau còn có một em gái hiện đang học lớp 10 và một em trai học lớp 3.

"Từ ngày bố mất, gia đình rơi vào cảnh khó khăn, phải chạy ăn từng bữa. Nó hầu như không ăn sáng, nhịn đói để đến trường", chị Sang nghẹn ngào.

Thành quả là suốt 12 năm học, Trang luôn là học sinh giỏi toàn diện. Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Trang xuất sắc dành được 27,55 điểm xét tuyển khối B (Toán 8,8; Hóa 9 và Sinh 9,75 điểm).

Những giọt mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt khắc khổ của chị Sang.
Những giọt mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt khắc khổ của chị Sang.

Trang đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường Đại học Y Huế và nguyện vọng 2 vào Trường Đại học Y Thái Bình để thực hiện ước mơ làm bác sĩ của mình.

Cô gái tâm sự, từ ngày bố bị bệnh rồi qua đời, trong em đã có ước mơ sau này sẽ trở thành một người bác sĩ giỏi, để chăm sóc cho người thân của mình, và có thể giúp đỡ người nghèo khó.

"Nếu cộng cả điểm vùng nữa thì em được 28,05 điểm. Em hy vọng sẽ đậu vào Trường Đại học Y Huế, hoặc là trường Đại học Y Thái Bình. Em muốn trở thành một bác sĩ. Em sẽ đi làm thêm để trang trải việc học tập", Trang chia sẻ.

Thế nhưng, cuộc sống của gia đình chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng, để có tiền nuôi các con, chị Sang còn đi xin làm thuê đủ nghề, ai thuê gì cũng làm.

Vì thức khuya, dậy sớm, làm việc quần quật không quản ngày đêm mà sức khỏe của chị Sang cũng yếu dần. Hơn 2 năm nay, chị Sang bị rối loạn tiền đình, thiếu máu não, hay bị ngất những lúc làm việc quá sức. Nhưng, chị vẫn gắng gượng để đi làm phụ hồ kiếm tiền nuôi các con.

Cảm nhận được sức khỏe của mình đã yếu, nên khi biết con gái mình dành được số điểm thi cao và muốn theo học ngành Y, chị Sang không khỏi lo lắng. Chị sợ mình không còn đủ sức để làm việc kiếm tiền lo cho các con.

"Mấy đêm nay tôi không tài nào ngủ được. Tôi lo một ngày nào đó, sức khỏe yếu đi, không lao động được nữa thì ai sẽ lo cho các con. Trong nhà cũng không còn gì để bán. Nếu bắt nó ở nhà để nhường việc học cho các em thì nó sẽ buồn lắm và tôi cũng đau lòng lắm. Tôi muốn các con của mình được đi học, vì chúng đã quá thiệt thòi rồi", chỉ nghĩ đến thế, chị Sang lại không cầm được nước mắt.

Có lẽ vì không muốn cuộc sống nghèo khó "đánh cắp" giấc mơ của con, những ngày qua chị Sang làm việc nhiều hơn. Chị đi sớm về muộn. Chị luôn gắng làm thêm. Buổi trưa phải gần 12h, buổi tối thì mặt trời lặn sau núi, chị mới về nhà với hy vọng kiếm thêm đồng tiền lo cho con.

Trang luôn là chỗ dựa tinh thần cho mẹ.

Ông Đoàn Ngọc Hường, Chủ tịch UBND xã Thanh Bình Thịnh cho biết, hoàn cảnh gia đình Trang rất khó khăn. Bố mất sớm, một mình chị Sang nuôi 3 đứa con ăn học. Chị phải đi làm đủ thứ nghề, kể cả phụ hồ để có tiền nuôi con. Bao nhiêu năm làm lụng, khổ cực, sức khỏe của chị Sang cũng yếu đi.

Cũng theo ông Hường, khi biết Trang đạt được số điểm cao trong kỳ thi vừa rồi, nhưng có thể không được tiếp tục đến trường, địa phương đã kêu gọi, vận động các cơ quan đoàn thể để chung tay giúp đỡ.

"Nguồn lực của địa phương cũng hạn chế nên cũng không giúp được gì nhiều. Thông qua báo Dân trí, chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều nhà hảo tâm, bạn đọc chia sẻ, giúp đỡ em Trang để em có thể được tiếp tục đến trường, thực hiện được ước mơ của mình", Chủ tịch UBND xã Thanh Bình Thịnh chia sẻ.

Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

fb yt zl tw