Nông dân mong được "cởi trói" về đất đai sản xuất

Sáng 14/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX năm 2024: “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lắng nghe nông dân nói”.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 9, năm 2024.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 9, năm 2024.

Tham gia chăn nuôi lợn từ năm 2016 và gặp không biết bao nhiêu khó khăn do dịch bệnh chăn nuôi rồi dịch COVID-19, thiên tai, giá bán quá thấp… ông Nguyễn Ngọc Hải, Giám đốc Hợp tác xã Bình Minh, tỉnh Bắc Giang luôn có ý trí quyết tâm xây dựng thành chuỗi từ chăn nuôi đến chế biến. Bởi trong sản xuất, để gia tăng giá trị cho sản xuất, sản phẩm phải gia tăng chế biến.

Hợp tác xã Bình Minh đã chế biến sâu và thành công. Năm 2024, doanh thu của đơn vị sẽ đạt 50 - 60 tỷ đồng. Tuy nhiên, hợp tác xã gặp vướng khi đất chăn nuôi có nhưng đất cho chế biến còn rất khó khăn.

Không chỉ riêng Hợp tác xã Bình Minh, ông Nguyễn Ngọc Hải cho biết, có rất nhiều hợp tác xã tham gia làm sản phẩm chế biến cũng vướng mắc như vậy. Trong đó, quy mô các hợp tác xã chỉ cần 500 - 1.000 m2 nhưng cũng không có để làm. Nếu như hiện nay, hợp tác xã xây dựng khu chế biến trong khu đất thổ cư sẽ không thể vay vốn chăn nuôi và chế biến.

Các hợp tác xã mong muốn có quy hoạch cụm công nghiệp chế biến để vừa thành quần thể vừa giúp cho các đơn vị xúc tiến thương mại tốt hơn. Các tỉnh, thành phố chú ý đến phát triển cụm công nghiệp dành cho chế biến nông sản, giúp nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến sản phẩm đạt hiệu quả hơn, ông Nguyễn Ngọc Hải mong muốn.

Nông dân Nguyễn Cường nuôi tôm ở xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An bày tỏ: Đảng, nhà nước, Hội Nông dân luôn động viên, khuyến khích nông dân mạnh dạn đầu tư mở rộng các mô hình sản xuất hiệu quả. Nhưng cái khó của nhiều nông dân là bị vướng vào các bất cập trong vấn đề đất đai.

Đơn cử như gia đình ông Cường, thuê đất 20 năm để nuôi tôm thì làm sao ông dám đầu tư lâu dài. Thêm vào đó, hết hạn thuê đất mà ông vẫn chưa làm được thủ tục gia hạn cho thuê đất. Đây là tình trạng không chỉ gia đình ông mà còn của nhiều nông dân sản xuất quy mô lớn. Ông Cường mong muốn Hội Nông dân, ngành nông nghiệp và địa phương quan tâm, tháo gỡ cho nông dân.

Quang cảnh Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 9, năm 2024.
Quang cảnh Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 9, năm 2024.

Qua hơn 20 năm nuôi cá trình, ông Nguyễn Hữu Ánh, Nông dân Việt Nam xuất sắc đến từ tỉnh Cà Mau nhận thấy thổ nhưỡng Cà Mau nuôi cá trình rất tốt, nhưng khó khăn là địa phương không cho chuyển mục đích, chuyển đổi đất nông nghiệp. Nhiều hộ dân muốn chuyển đổi sang nuôi cá trình không được.

Nông dân Nguyễn Thị Đoàn, Hợp tác xã sản xuất, mua bán và chế biến thủy sản Vương Đoàn, tỉnh Quảng Bình cũng chia sẻ, hợp tác xã chuyên về nuôi cá lóc, tôm thẻ chân trắng nhưng giá bán ra rất thấp và thị trường không ổn định. Nhưng nếu chế biến sản phẩm thì giá bán cao hơn.

Muốn chế biến thì phải có đất để mở cơ sở chế biến. Hợp tác xã đã có 3 sản phẩm OCOP, nhưng không có đất để mở cơ sở chế biến. Bà Nguyễn Thị Đoàn gửi gắm Bộ trưởng và Chủ tịch Hội Nông dân mong muốn được tháo gỡ về đất đai để mở cơ sở chế biến phát triển sản xuất.

Trước vấn đề đất đai, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, Luật Đất đai 2024 đã đưa vào thuật ngữ mới, đó là đất đa mục đích. Có nghĩa là đất nông nghiệp có thể nuôi thuỷ sản, có thể chăn nuôi hay làm du lịch. Có lẽ ở địa phương đang lúng túng chưa tiếp cận được. “Thuật ngữ đất đa mục đích sẽ cởi trói được vấn đề vướng mắc lâu nay trong quá trình chuyển đổi đất đai, từ vùng nuôi cá chình ở Cà Mau cho tới nuôi cá lóc ở Quảng Bình”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin.

Cơn bão số 3 đi qua đã để lại những thiệt hại chưa từng có với nông dân ở nhiều địa phương, mà có lẽ phải mất rất nhiều thời gian mới có thể phục hồi. Sau thiệt hại khủng khiếp do mưa lũ để lại cho ngành nông nghiệp, ông Hoàng Văn Liêm, Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Thiên An Yên Bái cũng như nhiều hợp tác xã đều nhận thấy, mức hỗ trợ nông dân bị thiệt hại theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh là quá thấp và không còn phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, vấn đề bảo hiểm nông nghiệp lại được đặt ra với một đất nước có nền nông nghiệp phát triển như Việt Nam chưa tương xứng.

Nhiều hợp tác xã cũng kiến nghị với các bộ, ngành tiếp tục tìm nguồn vốn và hỗ trợ cho nông dân vay; khoanh nợ, giãn nợ, hoãn trả đối với những khoản vay đã bị cơn bão làm thiệt hại; cho vay khoản vay mới với lãi suất ưu đãi nhất để bà con đầu tư xây dựng lại cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ, làm nông nghiệp là dũng cảm, rủi ro nhiều, thiên tại dịch bệnh lớn, nên rất cần thời gian và sự mạnh dạn. Nếu thiếu tinh thần hợp tác thì không bao giờ có hợp tác xã và không ai đi một mình mà đều thành công. Nếu sản xuất quy mô quá nhỏ thì không tránh được tác động của thị trường.

Ông Nguyễn Trí Bính, Hội viên Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 9, năm 2024.
Ông Nguyễn Trí Bính, Hội viên Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 9, năm 2024.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn 63 hợp tác xã ở diễn đàn tỏa tinh thần hợp tác, tinh thần của người nông dân xuất sắc ra cộng đồng để thu hút bà con tham gia. Các doanh nghiệp cùng chung tay xây dựng hợp tác xã, giúp bà con được thụ hưởng những lợi ích khi tham gia hợp tác xã, đồng thời thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển đúng hướng, lâu dài.

Ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: Một trong 3 nhiệm vụ đột phá được Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 thông qua trong nhiệm kỳ tới là tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Theo đó, Hội Nông dân các cấp sẽ tập trung tham gia hướng dẫn phát triển các mô hình kinh tế tập thể.

Hiện nay, ngành nông nghiệp đang tồn tại điểm yếu như sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún; chất lượng hàng hóa nông sản chưa đồng đều; chưa có những vùng nguyên liệu lớn để phục vụ chế biến... Nhiệm vụ đột phá này sẽ hướng đến khắc phục những điểm yếu, tháo gỡ những nút thắt của ngành nông nghiệp hiện nay, ông Lương Quốc Đoàn nhấn mạnh.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

fb yt zl tw