Nông dân Bắc Hà thu gần 115 tỷ đồng từ cây ăn quả ôn đới

Đến thời điểm này, huyện vùng cao Bắc Hà đã kết thúc vụ thu hoạch cây ăn quả ôn đới năm 2023, ước tính thu được gần 115 tỷ đồng, tăng gần 25 tỷ đồng so với năm 2022.

Bắc Hà hiện có 1.079 ha cây ăn quả ôn đới, sản lượng thu được năm 2023 là 4.028 tấn, trong đó: Đào 33 tấn; mận Tam hoa 2.235 tấn; mận địa phương 416 tấn; lê VH6 928 tấn và lê địa phương 416 tấn; giá trị thu được gần 115 tỷ đồng, tăng gần 25 tỷ đồng so với năm 2022.

1.JPG
Mận Tam hoa là cây ăn quả ôn đới góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho nông dân huyện Bắc Hà.

Đây là kết quả từ việc triển khai Dự án “Cải tạo vùng mận Tam hoa Bắc Hà” và Dự án “Phát triển cây ăn quả ôn đới chất lượng cao” trên địa bàn huyện. Cùng với đó, huyện Bắc Hà cũng chú trọng xây dựng thương hiệu hàng hóa cho các sản phẩm cây ăn quả địa phương như: Dự án "Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm mận của địa phương với 4 sản phẩm là mận Tam hoa, mận Tả Van, mận hậu, mận Tả Hoàng Ly"; phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa điều tra, khảo sát, lập hồ sơ, bản đồ, thiết kế logo cho sản phẩm mận và xây dựng hồ sơ đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ xét duyệt cấp chứng nhận…

2.JPG
Mùa trái chín, nhất là mùa mận Tam hoa và lê VH6 thu hoạch còn hút đông khách du lịch đến với cao nguyên Bắc Hà.

Việc chủ động triển khai các biện pháp tìm đầu ra cho mận Tam hoa và các loại cây ăn quả ôn đới, đặc biệt là việc đưa sản phẩm lên sàn giao dịch điện tử là cơ hội để tìm đầu ra cho trái cây ăn quả ôn đới đặc sản.

Trong thời gian tới, huyện Bắc Hà tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong khối sản xuất; UBND các xã, thị trấn có diện tích cây ăn quả ôn đới hướng dẫn, đôn đốc Nhân dân thực hiện tốt công tác chăm sóc, đốn tỉa, tạo tán cho diện tích cây vừa thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng và tăng năng suất quả các năm tiếp theo.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Để giảm rác thải phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lên 70% vào năm 2030. Theo đánh giá, việc đẩy mạnh gia tăng tái chế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ tăng giá trị sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh.

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

fb yt zl tw