Nơi đỉnh trời Nậm Bắt

LCĐT - Khu tái định cư Nậm Bắt neo đậu ước mơ của các hộ người Dao về một cuộc sống ổn định, an toàn. Cuộc sống mới đang bừng sáng nơi đỉnh trời Nậm Bắt.

Chị Trương Thị Sậu sắp xếp lại những bao thóc mới.

Chúng tôi ngược con dốc ngoằn ngoèo, đi qua thác Xanh ầm ào nước chảy. Đường về Nậm Bắt, xã Tân Tiến, huyện Bảo Yên khó khăn bởi đường xuống cấp, lổn nhổn đá, sau trận mưa trầy trật vì trơn. Anh Hoàng Văn Cự, cán bộ văn hóa xã phụ trách thôn Nậm Bắt nói với tôi: Đường đi lại khó nhưng ngày nào các thầy cô giáo cũng vượt qua để đưa cái chữ đến Nậm Bắt!

Anh Cự chở tôi trên một chiếc xe Wave cọc cạch, thỉnh thoảng qua đoạn xóc, chiếc xe lại nảy lên như muốn rơi từng con ốc. Cứ đến một đoạn đường xấu, anh Cự lại trấn an “sắp đến nơi rồi nhà báo”. Quãng đường mười lăm cây số mà mất hơn một tiếng đồng hồ chúng tôi mới đến nơi.

Vượt qua quãng đường khó nhọc, điểm trường mầm non và tiểu học Nậm Bắt thấp thoáng hiện ra trong sương mù dày đặc. Chúng tôi gặp cô giáo Đặng Thị Vân, giáo viên mầm non mới dạy học ở Nậm Bắt được 1 năm. Cô giáo Vân khoe, điều khiến mình hạnh phúc nhất chính là sự chăm chỉ của học sinh. Dù mưa hay nắng, tỷ lệ chuyên cần ở điểm trường luôn đạt 100%. Niềm hạnh phúc ấy cũng là cảm xúc mà thầy Hoàng Trọng Điểm, giáo viên tiểu học dạy lớp ghép có 10 học sinh chia sẻ với chúng tôi. Ngoài sân trường, những đứa trẻ ở Nậm Bắt có đôi mắt trong veo đang chơi đùa, tiếng cười trong vắt. Cuộc sống ổn định, trẻ em được đến trường, đó là điều mà các gia đình ở Nậm Bắt thấy ý nghĩa nhất.

Khí hậu ở Nậm Bắt không khác gì Sa Pa. Trời đang nắng đẹp bỗng chốc đám sương mù huyền ảo tràn vào những ngôi nhà sàn. Khu tái định cư Nậm Bắt có 23 hộ thì 100% là người Dao đỏ và Dao tuyển. Kinh tế ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và trồng rừng.

Vào thăm gia đình chị Trương Thị Sậu khi chị đang sắp xếp lại những bao thóc dưới gầm ngôi nhà sàn rộng rãi, sạch sẽ. Gia đình chị có 6 người, chuyển về đây từ tháng 6/2019. Gia đình chị được Nhà nước hỗ trợ san nền và 20 triệu đồng để làm nhà. Phải xa căn nhà đã gắn bó bao thế hệ của gia đình, trong lòng mọi người không khỏi rưng rưng. Sau hơn 1 năm sinh sống ở nơi an cư mới, cuộc sống gia đình chị đã dần ổn định. Hằng ngày chị đi làm nương, chăm sóc rừng cây mới trồng, chồng chị đi làm thuê để có thêm thu nhập. Kinh tế gia đình chị thuộc loại khá giả ở thôn Nậm Bắt với ngôi nhà sàn khang trang còn thơm mùi gỗ mới... 

Người vui nhất khi về nơi ở mới là bà Trương Thị Cộ. Bà Cộ năm nay hơn 80 tuổi, nhân chứng của vụ sạt lở đất năm 2010 ở thôn cũ. Trận mưa lớn kéo dài cả tháng khiến khu vực đồi sau nhà bà bị sạt lở trong đêm, làm cả 5 người trong gia đình bà bị thương. Cứ mỗi mùa mưa đến là gia đình bà Cộ lại lo sợ. “Giờ đây, nỗi lo ấy không còn nữa vì chúng tôi đã được sống ở nơi an toàn”, bà Trương Thị Cộ chia sẻ.

Rời xa căn nhà từng gắn bó bao nhiêu năm đối với các hộ ở Nậm Bắt không phải là điều dễ dàng. Lúc đầu, khi quyết định về khu tái định cư cũng có ý kiến trái chiều nhưng nhờ sự nhiệt tình thuyết phục của Trưởng thôn Lý Văn Công, mọi chuyện dần được tháo gỡ. Chúng tôi thực sự nể phục cách vận động đi vào lòng dân của Trưởng thôn Lý Văn Công khi Nậm Bắt vẫn chưa có sóng điện thoại. Chiếc di động của anh Công sau khi sạc đầy pin được treo cố định ở một cái cây có mái che, mọi người muốn liên lạc có thể gọi vào máy nhưng phần lớn họ thường nhắn tin. Công việc được xã triển khai đến thôn, anh lại đến từng nhà phổ biến. 

Là người gương mẫu trong mọi công việc chung nên những điều anh Công nói đều được bà con tin tưởng làm theo. Anh Lý Văn Công kể lại: Trong quá trình thi công mặt bằng để xây dựng khu tái định cư, có 7 hộ đã hiến đất. Việc bàn giao mặt bằng khu tái định cư vì thế cũng thuận lợi hơn. Năm 2016 quy hoạch, đến năm 2018 thi công và năm 2019, người dân có thể vào ở, minh chứng rõ nét cho sự đồng thuận ý Đảng, lòng dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

fb yt zl tw