Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Những vấn đề đặt ra

Những vấn đề đặt ra

SAU GẦN 10 NĂM ĐƯA VÀO VẬN HÀNH, HIỆN NAY, CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI PHÁT SINH NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, HẠ TẦNG VÀ AN TOÀN PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ… ĐÒI HỎI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CƠ QUAN CHỨC NĂNG SỚM VÀO CUỘC, CÓ GIẢI PHÁP THÁO GỠ KỊP THỜI.

Trên địa bàn thành phố hiện có 3 cụm công nghiệp được thành lập từ năm 2016 (Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải, Cụm công nghiệp Đông Phố Mới và Cụm công nghiệp Sơn Mãn - Vạn Hòa) với tổng diện tích hơn 30,5 ha. Các cụm công nghiệp này đã được quy hoạch về đất đai và đầu tư xây dựng hạ tầng (giao thông, điện, hệ thống cấp nước…) đảm bảo cho hoạt động sản xuất của các cơ sở công nghiệp.

cum-cong-nghiep-bac-duyen-hai-dang-con-nheu-ton-tai-vuong-mac-can-thao-go-cho-doanh-nghiep-1.png

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc thực hiện quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai ở các cụm công nghiệp đang đặt ra nhiều vấn đề, gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như hoạt động của các doanh nghiệp. Đơn cử như tại Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải có tổng diện tích quy hoạch 19,5 ha, sắp xếp cho 105 cơ sở vào hoạt động, bao gồm các ngành nghề: Sửa chữa và gia công cơ khí; chế biến lâm sản, mộc dân dụng... Theo rà soát cuối năm 2024, đa số doanh nghiệp đóng chân trong cụm công nghiệp vẫn hoạt động nhưng trong số đó có nhiều doanh nghiệp đang thuê lại mặt bằng của doanh nghiệp khác. Cùng với đó, hơn 30% doanh nghiệp không thể làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ tài chính, môi trường và công tác phòng cháy, chữa cháy...

cum-cong-nghiep-bac-duyen-hai-dang-con-nheu-ton-tai-vuong-mac-can-thao-go-cho-doanh-nghiep.png

Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Bình, chủ một doanh nghiệp sửa chữa ô tô trong Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải chia sẻ: Sau nhiều tháng vất vả ngược xuôi làm thủ tục, đến cuối năm 2024, cơ sở của tôi mới được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất. Chúng tôi gặp khó khăn trong thực hiện các thủ tục bởi khi mới bắt tay vào xây dựng cơ sở chưa được hướng dẫn thực hiện theo quy hoạch, mật độ xây dựng, hệ thống an toàn, phòng chống cháy nổ... Đến năm 2022, chính quyền thành phố rà soát và yêu cầu các cơ sở phải thực hiện thì mọi thứ đã xong, bây giờ muốn đạt chuẩn có khi phải đập ra làm lại hoặc cải tạo rất nhiều.

cum-cong-nghiep-bac-duyen-hai-dang-con-nheu-ton-tai-vuong-mac-can-thao-go-cho-doanh-nghiep-4.png

“Hiện nay, trong Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải có rất nhiều đơn vị chưa thể hoàn thành thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp muốn làm các thủ tục thế chấp, chuyển nhượng và hoàn thiện chứng nhận về đảm bảo phòng chống cháy nổ... Nếu như ngay từ đầu các cơ quan chức năng có quy định rõ ràng về thủ tục cấp phép xây dựng và hướng dẫn cụ thể thì doanh nghiệp đỡ vất vả và tốn kém tiền bạc để khắc phục”, ông Bình cho biết thêm.

cum-cong-nghiep-bac-duyen-hai-dang-con-nheu-ton-tai-vuong-mac-can-thao-go-cho-doanh-nghiep-5.png

Tương tự, Cụm công nghiệp Đông Phố Mới và Cụm công nghiệp Sơn Mãn - Vạn Hòa có tổng diện tích 11 ha, đang có 50 doanh nghiệp, hợp tác xã được thuê đất để xây dựng cơ sở sửa chữa ô tô, chế biến lâm sản, sản xuất mộc dân dụng, gia công cơ khí... Do công tác quản lý bị “bỏ sót” ở nhiều khâu nên khi các doanh nghiệp thuê đất và xây dựng nhà xưởng, cơ quan chức năng của thành phố đã không kiểm soát và cấp phép xây dựng. Đến nay, nhiều cơ sở nhà xưởng đã được xây dựng nhưng không có giấy phép xây dựng dẫn đến khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất đều không có căn cứ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

cum-cong-nghiep-bac-duyen-hai-dang-con-nheu-ton-tai-vuong-mac-can-thao-go-cho-doanh-nghiep-8368.png

Qua tìm hiểu tại các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố, do công tác quản lý đất đai thời gian qua chưa chặt chẽ, khoa học nên hiện việc sử dụng đất phát sinh những bất cập như: sử dụng đất sai mục đích; một vị trí đất nhưng đã chuyển nhượng qua nhiều doanh nghiệp sử dụng khiến việc kiểm soát hồ sơ xây dựng, công tác phòng chống cháy nổ, thu gom nước thải… gặp khó. Đặc biệt, tại Cụm công nghiệp Sơn Mãn - Vạn Hòa, một số lô đất dù đã được doanh nghiệp đấu thầu, thuê mặt bằng nhiều năm nhưng không sử dụng gây lãng phí trong khi có một số đơn vị, hợp tác xã thực sự có nhu cầu lại không có mặt bằng để triển khai các dự án.

cum-cong-nghiep-bac-duyen-hai-dang-con-nheu-ton-tai-vuong-mac-can-thao-go-cho-doanh-nghiep-6.png

Không chỉ riêng HTX Nông nghiệp Hảo Anh mà nhiều doanh nghiệp, HTX có cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư trên địa bàn thành phố có nhu cầu tìm mặt bằng tại các khu, cụm công nghiệp để chuyển đến nhưng vẫn chưa tìm được vị trí. Đây là câu hỏi lớn đối với các cơ quan chức năng của thành phố Lào Cai.

Không chỉ tồn tại những vướng mắc trong quản lý đất đai, xây dựng, trong các cụm công nghiệp trên địa bàn còn phát sinh một số vấn đề như hệ thống hạ tầng giao thông xuống cấp, hệ thống thu gom rác thải và nước thải độc hại chưa đồng bộ. Khi đến các cụm công nghiệp không khó để thấy đường sá lầy lội, cống rãnh sụt lún, môi trường ô nhiễm do rác thải và nước thải xả bừa bãi gây mất mỹ quan và mất vệ sinh.

Lý giải về những bất cập đang đặt ra trong việc quản lý xây dựng, sử dụng đất ở các cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới và Sơn Mãn - Vạn Hòa, đại diện Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị thành phố Lào Cai cho rằng: Những tồn tại này đều do lịch sử để lại. Mục đích khi lập 3 cụm công nghiệp là di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố vào đây nên đã để các doanh nghiệp tự chủ động xây dựng nhà xưởng trên diện tích đất được giao. Vì vậy, hầu hết doanh nghiệp tự thực hiện xây dựng nhà xưởng mà không xin giấy phép xây dựng, không thực hiện quy định về chỉ giới và mật độ, quy hoạch.

Để giải quyết những vấn đề tồn tại tại các cụm công nghiệp trên địa bàn, chính quyền thành phố Lào Cai cần khẩn trương triển khai rà soát toàn bộ việc chấp hành các quy định về đất đai, xây dựng và phòng chống cháy nổ của các doanh nghiệp, đơn vị để tìm giải pháp tháo gỡ; xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả để ngăn chặn tình trạng sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà xưởng không đúng quy định. Cùng với đó, thành phố cần đầu tư nguồn lực nâng cấp hạ tầng giao thông, môi trường đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 168/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về kết quả kiểm tra, đôn đốc của các Đoàn kiểm tra rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm có kế hoạch hoàn thành năm 2025 để đạt mục tiêu 3.000 km đường bộ cao tốc.

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng thu hẹp, nhiều đô thị trong nước và trên thế giới đang chuyển mình theo hướng phát triển các “đô thị nén” với trọng tâm là xây dựng các khu nhà cao tầng. Thành phố Lào Cai với định hướng trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của vùng, cửa ngõ giao thương quốc tế cũng không ngoài xu thế này.

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Dự án hoàn thành sẽ tạo không gian xanh - sạch - đẹp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí của Nhân dân, đồng thời tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách khi đến ga Lào Cai, bắt đầu hành trình du lịch tới các điểm đến trên địa bàn tỉnh.

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc với các ngành, địa phương về phương án di chuyển các khu, cụm công nghiệp bị ảnh hưởng, phải thu hồi mặt bằng khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Đoàn công tác Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) do đồng chí Nguyễn Khánh Tùng, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Lào Cai về việc triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

fb yt zl tw