Những tiết lộ thú vị về phim lịch sử "Anh hùng"

Giữa năm 2023, đạo diễn Lương Đình Dũng thông báo khởi động phim điện ảnh "Anh hùng". Đây là bộ phim lịch sử về anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông, Lê Lợi nên nhận sự quan tâm từ dư luận.

Phim điện ảnhAnh hùng lấy bối cảnh từ năm 1464, sau 20 năm xảy ra thảm án Lệ Chi Viên, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi chỉ trong một đêm, cũng như tái hiện lại trận đánh oai hùng của Lê Lợi... dưới sự cầm trịch nội dung của nhà biên kịch gạo cội Lê Ngọc Minh.

Đây là bộ phim tái hiện trên màn ảnh rộng về một sự kiện lịch sử quan trọng nên đạo diễn Lương Đình Dũng đã cùng ê kíp phải chuẩn bị rất kỹ trước khi khởi quay dự kiến vào năm 2025.

Đạo diễn Lương Đình Dũng.

Theo tiết lộ từ đạo diễn 578: Phát đạn của kẻ điên, việc chuẩn bị cho Anh hùng sẽ thực hiện theo quy trình bài bản: "Chúng tôi đang trong quá trình đi tìm bối cảnh và hiệu chỉnh kịch bản giữa tác giả và đạo diễn cho phù hợp với những bối cảnh mà tôi muốn chọn thực hiện. Ngoài ra, cũng phải chuẩn bị các thủ tục với các cơ quan chính quyền để họ xác nhận các vùng miền và tỉnh thành để chúng tôi có thể triển khai, cũng như nhiều khâu khác nữa để có thể quay được một bộ phim như Anh hùng, bởi có đến hàng vạn chi tiết mà đạo diễn và ê kíp phải thông qua. Dự kiến, chúng tôi sẽ quay tại Thanh Hóa, Tuyên Quang và Ninh Bình".

Vì là phim lịch sử nên theo đạo diễn Lương Đình Dũng, trong quá trình chuẩn bị, bản thân anh và những người trong ê kíp thực hiện đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải đảm bảo tính chính xác, chỉn chu trong từng khâu, từ việc tra cứu về ăn mặc, cách đối thoại, ứng xử của con người thời đó để đảm bảo phù hợp với số lượng người tham gia phim, từ dàn diễn viên chính, phụ, quần chúng theo ước tính lên đến hơn 6.000 người.

"Với phim lịch sử, quy trình có thể nói là quan trọng bậc nhất, bởi vài ngàn con người hôm nay làm gì, ai làm chi tiết nào… cần một chuyên gia bậc thầy với ê kíp tốt mới có thể thực hiện được, để tránh những sai sót về chuyên môn và thời gian gây tốn kém. Hiện tại, tôi chỉ có dự tính chi phí tổng thôi, tuy nhiên xin phép không thể tiết lộ vì liên quan đến nhà đầu tư", đạo diễn Lương Đình Dũng chia sẻ thêm.

Ê kíp thực hiện phim Anh hùng đi khảo sát tại thác Ma Hao (Thanh Hóa).

Một vài thông tin thú vị nữa mà đạo diễn phim Anh hùng tiết lộ là đoàn phim đã đi khảo sát và tìm đến thác Ma Hao ở chân núi Chí Linh (Thanh Hóa), nơi ghi dấu lịch sử yểm quân và điểm xuất quân của anh hùng Lê Lợi trong lịch sử và vài địa điểm nổi tiếng. Về diễn viên nam chính, nam đạo diễn cũng đã nhắm được gương mặt phù hợp và hai vai thứ đóng thái hậu Quang Thục và Phạm Thị cũng đã chọn xong.

Nói về yếu tố phục trang cho phim lịch sử vốn hay bị "soi" và cần sự chính xác để đảm bảo đúng về văn hóa, truyền thống của người Việt ở thời điểm trong phim, đạo diễn Lương Đình Dũng cho rằng số lượng trang phục được chuẩn bị cũng ước tính vài trăm bộ cho dàn diễn viên chính và phụ, chưa kể diễn viên quần chúng vì mỗi diễn viên phải mặc 2 đến 3 bộ. Và tất nhiên, những người thực hiện khâu này cũng ở số lượng "khủng", chịu trách nhiệm về nhiều mặt.

Đoàn phim khảo sát tại một điểm ở Tuyên Quang để chuẩn bị cho bộ phim Anh hùng, dự kiến quay vào năm 2025.

"Tôi vẫn phải tái hiện sự kiện "tru di tam tộc" một cách chân thực để thấy nỗi oan khiên của Nguyễn Trãi và dòng họ của ông là đau đớn vô tận, vì thế việc minh oan là rất cần thiết. Thách thức là phải dàn dựng những cảnh bi thương đó thế nào để vừa khắc họa được nỗi đau, sự oan ức; vừa mang tính điện ảnh chính là điều tôi trăn trở nhất. Ngoài ra, tôi cũng bị áp lực xây dựng các nhân vật phải đúng tầm uy nghi của họ và kỳ vĩ về mặt hình ảnh và tâm lý nữa. Tôi muốn bộ phim Anh hùng có thể sánh vai với phim lịch sử của bất cứ quốc gia nào", đạo diễn Cha cõng con chia sẻ kỳ vọng khi thực hiện một bộ phim lịch sử, được mong đợi sẽ khuấy động thể loại phim này trên thị trường điện ảnh Việt Nam.

Theo Báo Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức lịch sử về chiến tranh Việt Nam đã mang đến một cái nhìn tổng quan cho cộng đồng và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đức về một giai đoạn lịch sử của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, mà “VIETNAM 75” còn nhắc nhớ về nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra với hàng triệu gia đình.

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

Tương ớt vùng đất thép

Tương ớt vùng đất thép

Tương ớt Mường Khương có màu đỏ như môi con gái chưa chồng, sánh mịn như vải chàm vừa nhuộm, khi mở nắp chum đã tỏa ra mùi thơm của hồn rừng, vía núi.

[Ảnh] Vui hội gánh nước

[Ảnh] Vui hội gánh nước

Hội thi gánh nước là một trong những hoạt động thú vị tại Ngày hội Văn hóa dân gian "Sắc vàng bên dòng Nặm Luông" lần thứ III năm 2025 huyện Bảo Yên. Hội thi không chỉ là hoạt động vui chơi mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và văn hóa của người Tày. 

Triển lãm ảnh tri ân những người mẹ Việt Nam huyền thoại

Triển lãm ảnh tri ân những người mẹ Việt Nam huyền thoại

Những ngày tháng Tư lịch sử, có một triển lãm ảnh diễn ra giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội mà hầu như ai bước vào xem cũng xúc động, nhiều người rơm rớm nước mắt…, đó là triển lãm “Ký ức và huyền thoại” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội), trưng bày 50 chân dung Mẹ Việt Nam được Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng ghi lại trong suốt gần nửa thế kỷ qua.

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 30/4, UBND thành phố Lào Cai đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông”, nhằm tôn vinh những trang sử hào hùng của dân tộc và khẳng định thành tựu trong hành trình xây dựng, phát triển quê hương, đất nước hôm nay.

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai, hơn 100 hiện vật Trường Sơn - những kỷ vật vô giá, những dấu ấn của một thời chiến tranh gian khổ đang được lưu giữ cẩn thận. Những kỷ vật này được tiếp nhận từ Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tại Lào Cai vào năm 2019.

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Ngày 29/4, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Vòng Chung kết toàn quốc Ngày hội “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”, Viết chữ đẹp: “Nét chữ - Nết người” lần thứ XXIII và Bảng vàng ghi danh lần thứ V, năm học 2024 - 2025 đã diễn ra trong không khí sôi nổi.

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Tối 29/4, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang chủ đề “Sức sống Trường Sa”. Đây là hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

fb yt zl tw