Những nghệ nhân trong lòng dân

LCĐT - Điểm chung giữa Nghệ nhân Dân gian, Nghệ nhân Ưu tú là niềm đam mê và sự tâm huyết với văn hóa dân tộc. Họ chính là những “di sản sống” được người dân tin yêu, kính trọng.

Những nghệ nhân đam mê lưu giữ văn hóa dân tộc luôn nhận được sự yêu mến, kính trọng của người dân.
Những nghệ nhân đam mê lưu giữ văn hóa dân tộc luôn nhận được sự yêu mến, kính trọng của người dân.

Ngày cuối năm, những thôn người Dao họ ở xã Tân An (huyện Văn Bàn) chìm trong sương giá với cái rét ngọt cuối đông. Nhưng đối với gia đình ông Bàn Văn Bang ở thôn Mai Hồng 1, căn nhà cấp 4 vừa xây xong đã sưởi ấm cả gia đình trong niềm vui và hạnh phúc. Theo phong tục truyền thống, ông mời thầy cúng uy tín trong vùng - Nghệ nhân Ưu tú Triệu Văn Thêu (ở thôn Khe Quạt, xã Tân An) tới làm lễ vào nhà mới.

Ông Bang phấn khởi: Gom góp, vất vả mấy chục năm vợ chồng tôi mới xây được căn nhà nên tôi mời thầy Thêu tới làm lễ về nhà mới. Lễ này là tạ ơn tổ tiên và các vị thần linh, thổ địa đã che chở, bảo vệ để mọi việc diễn ra hanh thông, đồng thời mong các vị chứng giám và phù hộ cho các thành viên trong gia đình tài lộc, bình an. Thầy Thêu là người rất uy tín, thông hiểu và thuần thục nhiều nghi lễ truyền thống nên gia đình tôi rất yên tâm. Hầu như nhà nào trong thôn, trong xã có việc hệ trọng cũng nhờ thầy Thêu làm lễ.

Nghệ nhân Ưu tú Triệu Văn Thêu là 1 trong 10 thầy cúng trong xã có cấp bậc cao nhất trong nghề - cấp tiên sinh. Ông có thể đọc, hiểu và truyền dạy hầu hết các cuốn sách cổ cũng như ghi nhớ và thực hành thuần thục các nghi lễ cúng truyền thống của dân tộc và có kiến thức sâu rộng về lịch sử văn hóa, các tri thức dân gian của dân tộc mình.

Nói về nghề làm thầy cúng, Nghệ nhân Ưu tú Triệu Văn Thêu trải lòng: Theo truyền thống người Dao, mục đích của việc thực hiện các lễ cúng là để cầu mong những điều tốt đẹp đến với mọi người, mọi nhà, tưởng nhớ tổ tiên… Thầy cúng đi làm lễ cho các gia đình không vì mục đích kinh tế mà chỉ đơn giản là cầu phúc, xóa điều xấu, mong điều lành đến với gia chủ, với cộng đồng, thôn, bản.

Trong đời sống của người Dao, thầy cúng được người dân rất tôn kính, nể trọng. Phàm những việc hệ trọng trong gia đình, dòng họ như cưới hỏi, tang ma, làm nhà, giải hạn, cầu an… họ đều tìm đến thầy cúng để được kêu cầu thay, làm lễ giúp.

Nghệ nhân Ưu tú Triệu Văn Thêu là thầy cúng uy tín trong vùng, được người dân tin tưởng, nể trọng.
Nghệ nhân Ưu tú Triệu Văn Thêu là thầy cúng uy tín trong vùng, được người dân tin tưởng, nể trọng.

Đồng bào Tày cũng có nhiều nghi lễ cần thầy cúng. Lấy nhau đã gần 3 năm, vợ chồng anh Phạm Quốc Huy (ở thôn Nhuần 2, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng) vẫn đau đáu nỗi niềm “khát con”. Trước khi đi thăm khám tại bệnh viện, gia đình anh quyết định nhờ thầy làm lễ cầu an, cầu may. Anh Huy bộc bạch: Theo phong tục của người Tày, khi sức khỏe không tốt, mọi việc không suôn sẻ thì có thể mời thầy  then về làm lễ để mong bình an, may mắn. Vì vậy, tôi đã mời Nghệ nhân Dân gian Lương Văn Nguyệt ở thôn Nhuần 3 về làm lễ giúp gia đình. Tôi mong những câu hát then cầu an của cụ sẽ giúp gia đình gặp nhiều may mắn.

Nghệ thuật hát then, đàn tính là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tày. Trong đời sống, người Tày còn sử dụng các bài then cổ để hát trong các lễ cúng giải hạn, gọi vía, cầu may, cầu an, cầu phúc, cầu thọ (làm Khoăn)… Nghệ nhân Dân gian Lương Văn Nguyệt là người đã gắn bó cả cuộc đời với những làn điệu then Tày. Mặc dù đã ở “tuổi xưa nay hiếm”, nhưng cụ Nguyệt vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn. Cụ Nguyệt sinh ra và lớn lên ở thôn người Tày, ngay từ nhỏ, ngọn lửa đam mê hát then, đàn tính đã ngấm vào máu thịt qua lời hát ru của mẹ, tiếng đàn tính của cha. Hơn nửa thế kỷ dành trọn đam mê, tâm huyết học hỏi, sưu tầm và truyền dạy, cụ Nguyệt trở thành “di sản sống” lưu giữ, bảo tồn và truyền dạy làn điệu then, tiếng đàn tính của người Tày. Nghệ nhân Dân gian Lương Văn Nguyệt còn là thành viên chủ chốt của các đội văn nghệ thôn, xã, vừa tham gia biểu diễn, vừa truyền dạy nghệ thuật then Tày cổ.

Theo Nghệ nhân Dân gian Lương Văn Nguyệt, múa hát then xuất phát từ nghi lễ then - một loại hình văn hóa phi vật thể được lưu truyền qua bao đời và tồn tại đến ngày nay. Nghệ thuật then mang màu sắc tín ngưỡng mà người Tày gửi gắm trong đó những mong muốn tốt lành, cầu mong gia đình, cộng đồng luôn mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Điều này được thể hiện rõ qua những bài then cổ như then giải hạn, then gọi vía, then cầu an... Vừa tâm sự, cụ Nguyệt vừa nâng cây đàn tính lên gảy và cất lên bài then cổ “Mừng năm mới”. Những giai điệu trầm bổng, mộc mạc, bình dị mà gần gũi, thân thương như tiếng lòng của người Tày nơi đây gửi gắm qua từng lời ca, nốt nhạc.

“Múa, hát then đã đi cùng tôi suốt cuộc đời, đón bao mùa xuân tới rồi đi. Không biết còn sống được bao lâu nữa nhưng còn sức khỏe thì tôi còn tiếp tục chơi đàn tính, hát then và truyền lửa để điệu then sống mãi với đời”, Nghệ nhân Dân gian Lương Văn Nguyệt trải lòng.

Các nghệ nhân là những “di sản sống” chứa đựng tri thức dân gian, văn hóa dân tộc.
Các nghệ nhân là những “di sản sống” chứa đựng tri thức dân gian, văn hóa dân tộc.

Những “di sản sống”, “hạt nhân” văn hóa dân gian khác mà tên tuổi của họ gắn liền với những nét đẹp văn hóa, các làn điệu dân ca, dân vũ đặc trưng ở từng địa phương như Nghệ nhân Nhân dân Hoàng Sín Hòa ở xã Nấm Lư (Mường Khương) với nghệ thuật trình diễn dân gian dân ca Nùng Dín; Nghệ nhân Ưu tú Ma Thanh Sợi ở thôn Bản Rịa, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), lưu giữ và bảo tồn thơ ca dân gian, phong tục, tập quán, tri thức dân gian của người Tày; Nghệ nhân Ưu tú Ly Hờ Suy ở thôn Choản Thèn, xã Y Tý (Bát Xát) thực hành và truyền dạy tri thức dân gian trong đan lát và phong tục, tập quán dân tộc Hà Nhì; Nghệ nhân Dân gian Chảo Láo Chiếu, ở thôn Ky Công Hồ, xã Tòng Sành (Bát Xát), thực hành và truyền dạy phong tục, tập quán chữ Nôm Dao và hát Páo dung của người Dao đỏ...

Họ là những người ví như con tằm nhả tơ để dệt nên những gam màu sáng trong bức tranh văn hóa dân gian. Vì tình yêu với văn hóa dân tộc, với quê hương, đất nước, nhiều người trong số họ còn đảm nhận những cương vị người đứng đầu thôn, bản như trưởng thôn, trưởng bản, bí thư chi bộ hoặc làm các công tác mặt trận, đoàn thể, hội… Họ là những người đi đầu trong tuyên truyền, vận động người dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Họ là những “cây đại thụ” về văn hóa, là những nghệ nhân trong lòng dân, được người dân tin yêu, kính trọng và là tấm gương để con cháu noi theo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Tối 12/5, Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp đã chính thức khai mạc tại thủ đô Athens, với sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hy Lạp và Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán các nước, bạn bè Hy Lạp và kiều bào.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Chiều 13/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Tại Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu (Global Award for Sustainable Architecture) 2025 vừa diễn ra tại thành phố Venice (Italia), kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế danh giá này sau nhiều năm kiên trì sáng tạo với kiến trúc nhân văn và bền vững.

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

60 tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân Việt Nam và nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được trưng bày, giới thiệu đến người dân và du khách tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”.

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trong Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” năm 2025 được huyện Bảo Yên tổ chức tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, các trò chơi dân gian gắn với văn hóa truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh yến, đi cà kheo… đã thu hút rất đông người tham gia, đồng thời để lại ấn tượng với người dân và du khách.

fb yt zl tw