Những kịch bản bất ngờ với kinh tế thế giới 2024

Báo “Tầm nhìn” của Nga mới đây đã đăng tải bài viết dự đoán năm 2024 có thể mang đến nhiều bất ngờ cho nền kinh tế Nga và toàn cầu, cả tích cực lẫn tiêu cực. Vấn đề là ở chỗ, nhiều chuyên gia đã cho rằng, trong một số điều kiện nhất định, những kịch bản này rất có thể trở thành hiện thực.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cú sốc đầu tiên có thể xảy ra vào năm 2024 là giá dầu tăng lên 150USD/thùng hoặc cao hơn. Igor Yushkov, chuyên gia tại Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga và Quỹ An ninh Năng lượng quốc gia cho biết: “Kịch bản như vậy chỉ có thể xảy ra khi nguồn cung trên thị trường giảm mạnh, dẫn đến tình trạng thiếu dầu. Để điều này xảy ra, chỉ khi một nước nào đó phải giảm triệt để khối lượng sản xuất và xuất khẩu”.

Giá dầu tăng tác động nghiêm trọng dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu và suy thoái kinh tế ngay lập tức.

Theo ông này, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+) chắc chắn sẽ không tự mình làm điều này. Chuyên gia này giải thích rằng điều này có nhiều khả năng xảy ra hơn do xung đột quân sự ngày càng mở rộng ở Trung Đông, khi các nước khác bị lôi kéo vào xung đột, chẳng hạn như Iran. Theo kịch bản này, eo biển Hormuz, nơi hơn 20% tổng lượng dầu chảy qua, sẽ bị đóng cửa một phần hoặc toàn bộ. Trường hợp thứ hai là Nga giảm nguồn cung dầu nếu các nước phương Tây đi quá xa trong việc đe dọa các nước mua dầu của Nga, khiến Nga không có thị trường bán hàng. Hoặc Mỹ và EU sẽ tước đi một đội tàu vận chuyển dầu của Nga. Việc dầu Nga rời khỏi thị trường thế giới sẽ nâng giá lên 150 USD/thùng hoặc cao hơn. Đây là điều không ai muốn, bởi đó là mức giá tác động nghiêm trọng đến nhu cầu, dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu và suy thoái kinh tế ngay lập tức.

Kịch bản gây sốc thứ hai là việc Nga ngừng hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu, bao gồm cả khí đốt hóa lỏng (LNG). Đây có thể là do phương Tây đưa ra lệnh cấm vận đối với khí đốt của Nga, hoặc hệ thống đường ống vận chuyển của Ukraine bị ngăn chặn, hoặc cơ sở hạ tầng giao thông bị phá hủy, bao gồm cả hệ thống đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ ở Biển Đen. Mặc dù khó trở thành hiện thực hơn nhiều so với việc làm nổ tung Dòng chảy phương Bắc ở biển Baltic, nhưng nó vẫn có thể xảy ra và gây tác động rõ ràng tới kinh tế khu vực, và sau đó lan ra toàn cầu.

Và tất nhiên, nạn nhân chính sẽ là châu Âu. Người dân châu Âu sẽ không chết cóng, nhưng rủi ro chính là giá cả tăng cao, từ đó sẽ dẫn đến quá trình phi công nghiệp hóa hơn nữa của nền kinh tế châu Âu. Mức tiêu thụ khí đốt của ngành công nghiệp châu Âu đã giảm 60 tỷ m3 vào năm 2022 và giảm thêm 30 tỷ m3 trong năm 2023.

Kịch bản gây sốc thứ ba đó chính là căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, cắt đứt nguồn cung cấp năng lượng cho Trung Quốc từ phía Nam (từ châu Phi, Trung Đông và Australia). Theo Igor Yushkov, nếu nguồn cung cấp khí đốt và dầu từ phía Nam bị cắt đứt, đó sẽ là sự sụp đổ đối với cả Trung Quốc và toàn bộ nền kinh tế thế giới. Vì Trung Quốc vẫn là công xưởng của thế giới, nên nếu nguồn cung này bị cắt, cả thế giới sẽ không có sản phẩm nào. Đây là một kịch bản cực đoan, giống như khả năng xung đột trực tiếp Mỹ - Trung Quốc vậy. Và được lợi trong kịch bản này, chính là Nga. Moscow sẵn sàng cung cấp dầu và khí đốt của riêng mình với số lượng lớn cho Trung Quốc, đổi lại là việc Bắc Kinh dễ bị thuyết phục hơn trong quyết định xây dựng đường ống Sức mạnh Siberia-2.

Kịch bản thứ tư, đó là chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đột ngột chấm dứt trong năm 2024. Điều này sẽ mở ra cơ hội hợp tác mới với châu Âu. Nga mang dầu tới Ấn Độ, còn châu Âu lấy dầu từ Trung Đông. Kịch bản tích cực này không dễ xảy ra, nhưng việc đóng băng xung đột ở Ukraine có thể gây ra những hậu quả đáng kể cho toàn bộ nền kinh tế thế giới, trong đó có Nga.

Kịch bản tiếp theo, mặc dù khó xảy ra, đó là sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI), bao gồm cả ở Nga. Goldman Sachs tính toán rằng ở Mỹ, 25% tổng số đầu việc có thể được chuyển sang AI. Ở một số lĩnh vực, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn: trên 40% công việc kế toán và pháp lý và trên 30% công việc của lập trình viên, nhà thiết kế và nhà báo. Dư thừa lao động sẽ dẫn đến cú sốc giảm phát, cuối cùng sẽ làm giảm lạm phát xuống mức mục tiêu dài hạn của Ngân hàng Trung ương Nga là 4%.

Kịch bản bất ngờ thứ 6 là việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục duy trì lãi suất cao vào năm 2024, dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu, kéo theo đó là nhu cầu năng lượng và giá dầu giảm. Thị trường dầu mỏ có thể phải đối mặt với tình trạng dư thừa. Và nếu lạm phát tăng cao, ECB có thể tăng lãi suất trở lại, khiến khu vực đồng euro rơi vào suy thoái sâu.

Kịch bản thứ 7 là khi cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu khiến các quốc gia vỡ nợ dây chuyền. Kinh tế trưởng của Ngân hàng Zenit phân tích: Lãi suất tăng trên toàn thế giới đã dẫn đến chi phí trả nợ tăng cao. Đồng thời nợ toàn cầu tiếp tục tăng. Trong 5 năm, gánh nặng đã tăng thêm 60.000 tỷ USD, trong đó 2/3 mức tăng xảy ra ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Anh. Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mexico cũng nằm trong danh sách.

Kịch bản gây sốc cuối cùng là một cuộc khủng hoảng địa chính trị hoàn toàn không thể đoán trước được, và thậm chí có thể nhiều hơn một. Olga Belenkaya, Trưởng phòng Phân tích Kinh tế vĩ mô của tập đoàn tài chính Finam cho rằng rủi ro địa chính trị bao gồm khả năng mở rộng địa lý của các cuộc xung đột hiện có và sự xuất hiện của những xung đột mới. Năm 2024, sẽ có hơn 70 cuộc bầu cử diễn ra ở ít nhất 40 quốc gia trên thế giới, và đó sẽ là những tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế chung toàn cầu.

Theo Công an Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Châu Á trở thành điểm sáng tăng trưởng

Châu Á trở thành điểm sáng tăng trưởng

Giám đốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Krishna Srinivasan cho biết, tăng trưởng GDP của khu vực này bất ngờ tăng lên trong nửa cuối năm 2023, do nhu cầu nội địa thúc đẩy mạnh mẽ. Đáng chú ý nhất, Ấn Độ đã ghi nhận những bất ngờ về tăng trưởng tích cực. Châu Á là một "điểm sáng" trong bức tranh kinh tế toàn cầu nhiều mảng màu.

Mốc son rực rỡ trong lịch sử Việt Nam

Mốc son rực rỡ trong lịch sử Việt Nam

Trong bài viết với nhan đề "Chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son rực rỡ trong lịch sử Việt Nam" đăng ngày 21/4 trên báo Cairo Today, một trong những báo điện tử uy tín hàng đầu ở Ai Cập, nhà báo Ai Cập Ahmed Hassan đã nêu bật ý nghĩa to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ của quân và dân Việt Nam, đồng thời đánh giá dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kỷ niệm lần thứ 154 ngày sinh Vladimir Ilich Lenin tại LB Nga

Kỷ niệm lần thứ 154 ngày sinh Vladimir Ilich Lenin tại LB Nga

Ngày 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm ngày sinh của lãnh tụ phong trào cách mạng vô sản Nga Vladimir Ilich Lenin, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF), nhóm nghị sĩ của KPRF tại Duma quốc gia (Hạ viện) Nga, Ủy ban KPRF ở thành phố Moskva, đoàn thanh niên Komsomol Lenin, cùng với các tổ chức xã hội, phong trào yêu nước cánh tả đã tổ chức đặt vòng hoa và viếng Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva.

Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

Tổng thống Ecuador Daniel Noboa ngày 19/4 đã ban bố lệnh thứ hai về tình trạng khẩn cấp năng lượng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng điện tiếp tục nghiêm trọng tại nước này. Tuyên bố mới nhất khẳng định mục tiêu bảo đảm tính liên tục của dịch vụ điện công cộng ở Ecuador.

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thái Lan vừa tổ chức Tết cổ truyền Songkran hết sức thành công sau khi nước này được UNESCO công bố quyết định công nhận Songkran là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 6/12/2023. Trước Songkran, nghệ thuật biểu diễn Khon, massage Thái và múa Nora đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

fb yt zl tw