Những đám cưới kỳ cục nhất hành tinh

Nhuốm màu tang tóc nhất phải kể đến đám cưới diễn ra vào tháng 2/2004 tại Pháp, khi một phụ nữ trẻ nằng nặc đòi làm lễ thành hôn với người đàn ông cô yêu đã chết trong một tai nạn cách đó 2 năm.

Tình yêu biến thành điên dại, cô gái khăng khăng xin được làm giấy tờ hôn thú và lấy tên họ chính thức của người đã qua đời, dù hiểu rõ rằng việc làm này không được luật pháp trong nước công nhận. “Tôi muốn vượt lên trên cái chết. Tôi tự hào vì được mang họ của người mình yêu. Như vậy anh ấy sẽ ở bên tôi đến suốt cuộc đời”.

Trước tình cảnh trớ trêu, Toà án tối cao nước Pháp đành ban một đặc ân cho kẻ si tình mê muội: công nhận cô gái và chàng trai quá cố là vợ chồng.

- Đôi  khi đám cưới lại kết thúc trong tình cảnh dở khóc dở cười: cô dâu chú rể đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán. Đó là chuyện có thật xảy ra tại lễ thành hôn của hai vận động viên đấm bốc chuyên nghiệp ở thành phố St.Petersburg, Nga: lễ cưới của Nikolay Kibkalo và Natalia Karpovich được tiến hành ngay trên sàn đấm bốc nảy lửa, hai người trao cho nhau những cú móc trẹo quai hàm trước sự bình thản của khách mời và quan viên hai họ.

- Một đám cưới đặc biệt không kém khác diễn ra ở thành phố Quebec, Canada vào năm 2001: đôi uyên ương trao nhẫn cưới trong khách sạn băng trông nguy nha như thể lâu đài của Bà Chúa tuyết. Sâm banh uống mừng cũng được rót vào ly cốc làm từ băng. Đó có lẽ là đám cưới tinh khiết và lấp lánh nhất từ trước đến nay.

- Ngày 10/8/2003 đánh dấu đám cưới đầu tiên được cử hành trong không gian vũ trụ, chính thức công nhận nhà du hành người Nga Yuri Malanchenko và một công dân người Mỹ Ekaterina Dmitriyeva là vợ chồng. Trên thực tế thì chỉ có chú rể đứng bên ngoài quỹ đạo, trong khi cô dâu vẫn ở trên mặt đất và nhìn hình ảnh người yêu dấu do vệ tinh trực tiếp gửi về. Đây là một trong những sự kiện gây chấn động thế giới nhất năm đó.

 - Bên cạnh những đám cưới kỳ cục giữa người và người còn có vô số lễ cưới hỏi “không giống ai” giữa người và động vật.

Hẳn nhiều người còn nhớ, năm 2005 một phụ nữ 41 tuổi tên Sharon Tendler đã làm lễ thành hôn với chú cá heo 35 tuổi Cindy tại thành phố Eilat, Israel. Đám cưới diễn ra bất chấp những quan niệm truyền thống khắt khe trong quy tắc hôn phối người với người. Kết thúc nghi lễ, cô dâu bị các khách mời đẩy ngã tùm xuống bể nước để ôm và đặt lên môi chú rể nụ hôn thắm thiết.

- Mùa hè năm 2006, cô dâu Bimbala Das 30 tuổi ở Ấn Độ trong khăn áo sari truyền thống đã gật đầu nhận lời làm… vợ rắn. “Mặc dù rắn không biết nói nhưng vợ chồng chúng tôi giao tiếp với nhau theo cách riêng. Ngày nào tôi cũng đặt một bình sữa nhỏ ngay trước miệng hang và rồi “anh ấy” bò ra uống cạn. “Anh ấy” không bao giờ làm tôi bị thương”.

Dân làng ủng hộ nhiệt tình đám cưới của Bimbala với loài vật vốn được coi là biểu tưởng linh thiêng của dân Ấn Độ. Họ cho rằng mối thân tình này sẽ đem lại cho cộng đồng may mắn, đồng thời bảo vệ họ trước những thế lực xấu xa.

Mẹ cô dâu cũng tỏ ý tán thành: “Tôi rất mãn nguyện. Bimbala hay ốm yếu và gia đình chúng tôi không đủ tiền chữa trị cho nó. Nhưng rồi đột nhiên nó khoẻ lại sau khi mang sữa tới cho rắn thường xuyên. Tôi cho rằng đó là lúc tình cảm lứa đôi bắt đầu nảy nở”.

Tuy nhiên trong đám cưới thì không có sự hiện diện của chú rể thật. Vị trí đó được thay bằng một bức tượng nhỏ làm biểu trưng.

Mùa xuân năm nay, một đám cưới giữa… hai cái cây đã được tổ chức linh đình ở Ấn Độ. Dân làng Orissa đã tiến hành đủ các nghi lễ truyền thống cho hai cây “thần” có tên là Banyan và Pipal.

Đám cưới cây vốn là phong tục cổ xưa của người Orissa, những gia đình hiếm muộn con cái thường viện tới biện pháp này với hy vọng cải thiện nòi giống. Nghe có vẻ mê tín dị đoan nhưng kỳ thực, ý nghĩa sâu xa của sự kiện này là nhằm mục đích thu hút sự chú ý của người dân tới vấn đề chống nạn tàn phá rừng nghiêm trọng.

- Mùa thu năm 2006, đám cưới giữa hai chú chó Timmy và Muffin đã diễn ra trọng thể tại chuỗi cửa hàng Harrods ở Luân Đôn - một trong những khu thương mại nổi tiếng và xa xỉ nhất thế giới.

Cặp uyên ương bốn chân này thực hiện đầy đủ các nghi lễ theo đúng bài bản: mặc áo lễ phục, trao môi hôn, thưởng thức bánh cưới, và sau cùng là vút đi trên một cỗ xe ngựa lộng lẫy trước ánh mắt ngưỡng mộ của toàn thể quan khách.

Đám cưới chó này là một phần trong chiến dịch đặc biệt có tên gọi “Bất cứ việc gì cũng có thể làm” - được tổ chức nhằm biểu dương sức mạnh vô biên của chuỗi cửa hàng cao cấp Harrods với 300 khu mua sắm nối tiếp nhau.

(Theo Dân Trí)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đạp xe đi làm - hướng đi xanh của Hàn Quốc

Đạp xe đi làm - hướng đi xanh của Hàn Quốc

Đạp xe đi làm, theo dõi hành trình, tích điểm và có cơ hội chiến thắng, đồng thời chung tay chống biến đổi khí hậu – đây là ý tưởng đơn giản nhưng hiệu quả của “Thử thách Đạp xe đi làm” đầu tiên tại Hàn Quốc.

Giá gạo Nhật Bản lại 'phi mã' - Tốc độ tăng CPI lần đầu chậm lại sau 4 tháng

Giá gạo Nhật Bản lại 'phi mã' - Tốc độ tăng CPI lần đầu chậm lại sau 4 tháng

Theo số liệu chính thức công bố ngày 18/7, giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 6 vừa qua đã tăng vọt 99,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một con số đáng báo động, tiếp tục gây thêm áp lực đối với Thủ tướng Shigeru Ishiba khi cuộc bầu cử Thượng viện dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.

Bỉ: Brussels hướng tới tương lai không khói xe

Bỉ: Brussels hướng tới tương lai không khói xe

Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí đô thị, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ứng phó với biến đổi khí hậu, chính quyền vùng Brussels (Bỉ) đang tiếp tục triển khai lộ trình mở rộng Khu vực Phát thải thấp (LEZ – Low Emission Zone).

Chim cánh cụt có kỹ năng xác định dòng nước tinh vi vượt xa con người

Chim cánh cụt có kỹ năng xác định dòng nước tinh vi vượt xa con người

Khác với con người hay nhiều loài vật cần mốc thị giác để cảm nhận dòng chảy, chim cánh cụt Magellan có khả năng “đọc” dòng nước giữa đại dương mênh mông nơi hoàn toàn không có điểm tựa. Khi dòng chảy đại dương mạnh lên, chim cánh cụt Magellan sẽ thay đổi chiến thuật di chuyển để tiết kiệm năng lượng, thay vì bơi ngược dòng một cách tốn sức.

Trung Quốc siết chặt chế độ lái một bàn đạp trên ô tô điện vì an toàn

Trung Quốc siết chặt chế độ lái một bàn đạp trên ô tô điện vì an toàn

Chế độ lái một bàn đạp đã trở thành đặc trưng của xe điện (EV), cho phép người lái điều khiển tốc độ và thậm chí dừng xe chỉ bằng bàn đạp ga. Thao tác này giúp tái tạo năng lượng hiệu quả và được nhiều tài xế EV ưa chuộng. Tuy nhiên, một động thái mới từ các cơ quan quản lý Trung Quốc đang gây xôn xao toàn cầu, đặt ra câu hỏi về tương lai của tính năng này.

fb yt zl tw