Những bước tiến mới trong chuyển đổi số y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

Được xem là lĩnh vực tiên phong trong công tác chuyển đổi số, trong thời gian gần đây các cơ sở y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành. Và hơn hết, người bệnh là những đối tượng được hưởng lợi lớn nhất nhờ chuyển đổi số.

Nhân viên y tế Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng máy tính bảng cập nhật và chia sẻ thông tin với người bệnh.

Những bệnh viện đầu tiên đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

Từ ngày 1/1/2024, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử để lưu trữ và truyền tải hình ảnh, thông tin thay thế cho giấy hoặc phim trong y khoa. Đây là bệnh viện công lập đầu tiên trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đủ điều kiện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định của Bộ Y tế.

Thạc sĩ, bác sĩ Lương Công Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, để đạt được những quy chuẩn theo quy định khi triển khai chính thức hồ sơ bệnh án điện tử, bệnh viện đã đầu tư hơn 13 tỷ đồng cho hệ thống trang thiết bị, máy móc, song song đó là tập huấn sử dụng cho đội ngũ nhân viên y tế.

“Với hồ sơ bệnh án điện tử, đối tượng hưởng lợi nhiều nhất là người bệnh, hiện giờ bệnh nhân không còn phải mang lỉnh kỉnh các loại giấy tờ, kết quả chẩn đoán hình ảnh như trước. Việc liên thông dữ liệu cũng giúp bác sĩ giảm bớt thời gian lục tìm hồ sơ giấy, tất cả thông tin đều hiển thị trên máy tính, việc chẩn đoán bệnh cũng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn. Tính chung, thời gian khám bệnh cho một lượt người bệnh đã giảm từ 10-15% so với trước đây”, bác sĩ Lương Công Minh chia sẻ về những lợi ích mà hồ sơ bệnh án điện tử mang lại cho người bệnh.

Bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh xem kết quả chẩn đoán hình ảnh của bệnh nhân trên máy tính.

Mới đây nhất, Bệnh viện Trưng Vương là bệnh viện thứ 2 khối công lập trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận đủ điều kiện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Bác sĩ Huỳnh Ngọc Hớn, Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương cho biết, từ đầu năm 2023, bệnh viện đã bắt tay vào xây dựng bệnh án điện tử. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện thay thế bệnh án giấy và giám định thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Theo bác sĩ Huỳnh Ngọc Hớn, khi thực hiện bệnh án điện tử, bệnh nhân hoàn toàn không phải mang theo các loại hồ sơ, giấy tờ của lần khám bệnh trước, tất cả đều được lưu trữ và hiển thị trên máy tính của bác sĩ, việc trả kết quả cho người bệnh cũng được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử. Bệnh viện Trưng Vương đang thiết kế ứng dụng sổ khám bệnh điện tử thay cho sổ khám bệnh bằng giấy như lâu nay.

Còn với bệnh viện, việc ứng dụng bệnh án điện tử giúp đỡ tốn kém hơn so với in giấy, in phim, việc lưu trữ điện tử cũng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các bác sĩ dễ tiếp cận với hồ sơ bệnh án, lịch sử khám bệnh, tiền sử bệnh với những đặc điểm riêng biệt của bệnh nhân. Việc chia sẻ dữ liệu cận lâm sàng trong bệnh viện với nhau hay chuyển thông tin sức khỏe trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân giữa các bệnh viện qua lại với nhau cũng rất thuận tiện.

Hiện mỗi ngày Bệnh viện Trưng Vương khám ngoại trú cho 2.000 lượt bệnh và 600 ca bệnh nội trú, bác sĩ Huỳnh Ngọc Hớn đánh giá, việc áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử mang lại lợi ích lớn cho quản lý, sử dụng và khai thác dữ liệu của người bệnh, tiết kiệm các chi phí và nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.

Trước đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y dược và Bệnh viện Gia An 115 là hai bệnh viện đã được công nhận đủ điều kiện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Theo đánh giá chung của lãnh đạo các bệnh viện, việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử giúp giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh, các thủ tục hồ sơ khám chữa bệnh cũng nhanh, gọn và tiện lợi hơn. Công tác quản lý, điều hành bệnh viện cũng hiệu quả hơn so với trước đây.

Người bệnh đăng ký khám bệnh tại bảng thông tin điện tử của Bệnh viện Thống Nhất.

Tiên phong tiến tới mô hình bệnh viện thông minh

Theo giờ hẹn đã được đặt trên app khám bệnh UMC Care, đúng 9 giờ, bà Lê Thị Mai (60 tuổi, ngụ Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh) có mặt tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh và được vào khám ngay. Sau khi gặp bác sĩ, bà Mai được chỉ định lấy máu xét nghiệm, chụp X-Quang xương khớp và quay về phòng khám ban đầu chờ kết quả. Đúng hẹn, kết quả xét nghiệm và phim chụp được trả và hiển thị trên app, bà vào gặp lại bác sĩ để được nghe kết quả khám bệnh, dặn dò. Khi đến quầy nhận thuốc, túi thuốc có tên bà Mai đã sẵn sàng và chỉ cần một lần thanh toán trên app qua điện thoại thông minh, bà Mai có thể nhận thuốc và ra về. Toàn bộ quy trình đều được số hóa trở nên nhanh chóng hơn, các thủ tục rườm rà khác cũng được giảm bớt. “Bệnh viện ứng dụng nhiều tiện ích công nghệ thông tin giúp quá trình khám bệnh trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng và vô cùng tiện lợi. Tôi rất hài lòng”, bà Mai chia sẻ.

Đây là kết quả của nỗ lực chuyển đổi số tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây. Thạc sĩ Trần Văn Đức, Trưởng Phòng Công nghệ thông tin, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện đơn vị này đã thực hiện đổi mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin với các hoạt động nổi bật như: Bệnh án điện tử, khám chữa bệnh từ xa, ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong chẩn đoán, hệ thống lưu trữ và quản lý hình ảnh (PACS), xây dựng mới và số hóa quy trình chuyên môn và điều trị và chăm sóc người bệnh…

Bên cạnh việc ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ trong vận hành, quản trị bệnh viện, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh còn chú trọng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh, cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe, nâng tầm trải nghiệm cho người bệnh và người nhà... Điển hình như: Quy trình kiểm tra toa thuốc nội trú, cảnh báo tương tác thuốc; quy trình báo cáo phản ứng có hại của thuốc; cải tiến và số hóa hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn, cảnh báo các ca nghi ngờ nhiễm khuẩn bệnh viện...

Từ tháng 3/2021, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng AI trong chẩn đoán phim X-quang phổi. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Võ Tấn Đức, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ khi đọc kết quả từ ảnh X-quang có thể bị tác động bởi các yếu tố khách quan và chủ quan trong khi AI lại có độ chính xác cao nhờ được phát triển dựa trên sức mạnh của dữ liệu lớn. Do đó, trí tuệ nhân tạo có thể phát hiện những tổn thương nhỏ mà bác sĩ khó nhìn thấy, đồng thời cũng hỗ trợ cho các bác sĩ cung cấp thêm thông tin tham khảo hữu ích để từ đó đưa ra hướng chẩn đoán và chiến lược quản lý thích hợp.

Từ những tiền đề trên, trong thời gian tới Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tăng cường ứng dụng AI trong chuyên môn và quản lý vận hành bệnh viện, hướng tới trở thành bệnh viện thông minh hàng đầu tại Việt Nam.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ, tết

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ, tết

Thời gian gần đây, tình hình an toàn thông tin (ATTT) diễn biễn phức tạp, với nhiều thủ đoạn tấn công, xâm nhập, đánh cắp thông tin ngày càng tinh vi và số lượng gia tăng; đáng lưu ý, số lượng các cuộc tấn công mạng cũng như mức độ nguy hiểm thường xảy ra vào dịp tổ chức sự kiện lớn và dịp nghỉ lễ.

Ứng dụng 5G vào công nghiệp thông minh

Ứng dụng 5G vào công nghiệp thông minh

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên băng thông rộng và IoT khi các nhà mạng trong nước đã chính thức triển khai thương mại 5G trên toàn quốc. Ứng dụng công nghệ 5G sẽ giúp Việt Nam có thể bắt kịp với thế giới trong các lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền kinh tế.

Ứng dụng VNeID chính thức có chức năng mua thuốc

Ứng dụng VNeID chính thức có chức năng mua thuốc

Từ hôm nay 1/1/2025, người dân đã có thể mua thuốc trực tuyến từ nhà thuốc Long Châu trên ứng dụng VNeID. Giải pháp này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn bảo đảm tính minh bạch, an toàn và bảo mật thông tin nhờ hệ thống công nghệ đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại.

10 sự kiện nổi bật của ngành Thông tin và Truyền thông Lào Cai năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành Thông tin và Truyền thông Lào Cai năm 2024

Năm 2024 đã ghi dấu những thành tựu vượt bậc của ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai. Từ ứng phó hiệu quả với thiên tai đến triển khai các giải pháp tuyên truyền đồng bộ, chuyển đổi số toàn diện, tỉnh đã khẳng định vai trò tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào cuộc sống. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật, thể hiện một năm bứt phá của ngành Thông tin và Truyền thông với phương châm hoạt động xuyên suốt: "Đoàn kết - kỷ cương - trách nhiệm - tăng tốc - đột phá”.

Các ứng dụng “make in Việt Nam” trợ lực cho quá trình chuyển đổi số quốc gia

Các ứng dụng “make in Việt Nam” trợ lực cho quá trình chuyển đổi số quốc gia

Với việc phát triển các ứng dụng “make in Việt Nam” phù hợp với đặc thù của từng giai đoạn, từng lĩnh vực, địa phương, bộ ngành… quá trình chuyển đổi số quốc gia đã đang đi đúng hướng, đem lại những bước tiến vượt bậc cho nền kinh tế - xã hội số và những lợi ích thiết thực cho người dân.

Nhiều tiện ích từ việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến

Nhiều tiện ích từ việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến

Trong thời đại công nghệ 4.0, mọi lĩnh vực đang dần chuyển mình theo hướng số hóa. Một trong những bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công là nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến. Đây là một giải pháp không chỉ giúp người lao động tiết kiệm thời gian mà còn mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan nhà nước.

Không gian truyền cảm hứng sáng tạo

Không gian truyền cảm hứng sáng tạo

Không đơn thuần là nơi học tập, Trung tâm EcoRobo STEMLab Lào Cai còn là không gian truyền cảm hứng, nơi các bạn nhỏ được tự do khám phá, sáng tạo và trưởng thành thông qua các hoạt động trải nghiệm cùng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

fb yt zl tw