Nhiều thành phố Trung Quốc chuyển mình với công nghệ

Hải Dương, Hùng An và một số thành phố khác của Trung Quốc đang tiên phong trong việc sử dụng công nghệ mới để phát triển chất lượng cao, bảo tồn sinh thái.

Các nhân viên làm việc tại mỏ sắt Đại Dã ở thành phố Hoàng Thạch, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 8/2023.

Trong thông điệp năm mới 2024 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình nói Trung Quốc đã đạt tiến bộ ổn định trong việc theo đuổi "phát triển chất lượng cao". Cùng khoảng thời gian, truyền thông Trung Quốc cũng đã đánh giá cao vai trò của công nghệ mới trong quá trình này.

Thông minh hơn và xanh hơn

Theo Tân Hoa xã, các công nghệ mới đã giúp các thành phố của Trung Quốc khám phá những lộ trình "thông minh hơn, xanh hơn và đổi mới sáng tạo hơn" để theo đuổi phát triển chất lượng cao.

Thành phố công nghiệp Hoàng Thạch ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, là một trong những ví dụ điển hình của việc thu được nhiều lợi ích từ công nghệ thông minh. Nhắc đến khai thác mỏ, người ta thường nghĩ tới một ngành công nghiệp tốn nhiều công sức, nguy hiểm và bụi bặm.

Nhưng đó không phải là những gì đang diễn ra ở Hoàng Thạch - nơi hoạt động khai thác dựa vào các máy móc không người lái, công nghệ giám sát từ xa và hệ thống điều phối thông minh.

Tân Hoa xã chia sẻ về môi trường làm việc tại mỏ sắt Đại Dã ở Hoàng Thạch: "Nhân viên Viên Kiến Quân của mỏ ngồi trước một số máy tính trong trung tâm chỉ huy rộng rãi. Mắt anh dán vào màn hình hiển thị hình ảnh trực tiếp của các máy khai thác dưới lòng đất cùng dữ liệu được truyền về theo thời gian thực từ hệ thống cảm biến đặt bên trong mỏ và trên các công cụ đang sử dụng".

Trước đây anh Viên phải làm việc dưới lòng đất, trong môi trường đầy bụi bặm và tiếng máy móc gầm rú. Anh chia sẻ: "Hồi trước, đây là công việc đầy thử thách cả về thể chất lẫn tinh thần".

Người thợ mỏ đã ngoài 40 tuổi này đã tham gia các khóa đào tạo bổ sung và tiếp tục sự nghiệp. Giờ đây anh điều khiển máy móc từ văn phòng để khai thác khoáng sản dưới lòng đất. Công nghệ mới đã giúp giảm cường độ lao động và cải thiện môi trường lao động, giúp nhiều công nhân khai thác như anh Viên được làm việc an toàn hơn so với các thế hệ trước.

Công nghệ cũng đang thúc đẩy sự phát triển xanh ở khu Hùng An, tỉnh Hà Bắc. Nằm cách Bắc Kinh khoảng 100km về phía tây nam, khu vực này được thiết kế theo mô hình "thành phố tương lai" với đặc điểm phát triển bền vững theo định hướng đổi mới.

Tại hồ Bạch Dương Điện, nơi từng bị ô nhiễm công nghiệp nghiêm trọng ở Hùng An, các công nghệ tiên tiến đang hỗ trợ bảo tồn sinh thái. Những người làm việc tại hồ đã đưa drone vào sử dụng và tuần tra bằng tàu không người lái với phản hồi video theo thời gian thực trong khu vực hồ rộng 360 km2.

Tốc độ cao của mạng 5G, kết hợp với thiết bị thực tế ảo giúp họ kiểm tra mặt hồ một cách trực quan và thu thập dữ liệu theo thời gian thực. Kể từ năm 2019, hệ thống công nghệ mới của hồ đã làm tăng hiệu quả công việc, giúp công nhân xác định các chất ô nhiễm nhanh chóng và chính xác hơn. Ngày càng nhiều sinh vật hoang dã trở lại hồ khi chất lượng nước cải thiện.

Một ví dụ khác về hưởng lợi từ công nghệ là thành phố Hải Dương ở tỉnh Sơn Đông. Hải Dương đã gây chú ý vào tháng 9/2023 khi một nhà sản xuất tên lửa tư nhân hoàn thành vụ phóng từ vùng biển gần thành phố. Thành phố nhỏ ven biển này từng dựa vào ngành dệt may nhưng hiện đang cố gắng tận dụng ngành công nghiệp phóng tên lửa thương mại đang bùng nổ để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Một công nhân sản xuất chip bán dẫn tại xưởng ở Suqian, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc.

Phát triển chất lượng cao

"Phát triển chất lượng cao" là một trong những cụm từ đáng chú ý xuất hiện trong thông điệp năm mới vừa qua của ông Tập. Theo Nhân Dân Nhật Báo, hiện Trung Quốc đang đạt được tiến bộ vững chắc trong việc thúc đẩy phát triển chất lượng cao và thúc đẩy xây dựng hệ thống công nghiệp hiện đại, đồng thời đã đạt được những đột phá đáng kể trong đổi mới khoa học công nghệ.

Nhờ đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, kinh tế Trung Quốc không ngừng mở ra những lĩnh vực mới, nhiều ngành công nghiệp đã có thể tăng tốc. Tuy nhiên, Hãng tin Bloomberg cho rằng "phát triển chất lượng cao" là cụm từ còn mơ hồ. Định nghĩa về nó hiện nay còn quá rộng nên khó có thể xác định ý nghĩa của nó đối với chính sách kinh tế.

Cuộc khủng hoảng bất động sản, nhu cầu trong nước yếu, thương mại trì trệ và rủi ro nợ địa phương đã đè nặng lên kinh tế Trung Quốc trong năm ngoái. Các thách thức nghiêm trọng đến mức một số chuyên gia không còn nghĩ rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ có thể vượt qua Mỹ.

Đổi mới sáng tạo

Theo báo cáo Chỉ số sở hữu trí tuệ thế giới 2023 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố gần đây, Trung Quốc đã nhận được khoảng 1,6 triệu đơn xin cấp bằng sáng chế trong năm 2022, đứng đầu thế giới. Chỉ số đổi mới toàn cầu 2023 của WIPO cho thấy Trung Quốc đứng thứ 12.

Theo báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw