Nhiều "rào cản" khiến đầu tư du lịch ở Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn

Để tạo động lực cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam, chúng ta cần xóa bỏ rào cản về thể chế, chính sách, cải cách thủ tục nhằm tháo gỡ điểm nghẽn...

Phú Quốc là điểm đến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn thời gian qua. (Ảnh minh họa)
Phú Quốc là điểm đến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn thời gian qua. (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia đánh giá du lịch là lĩnh vực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với số vốn lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng và những dự án có quy mô khác nhau. Trong đó, nguồn vốn này chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú, sân golf, vui chơi giải trí, sản phẩm và dịch vụ du lịch...

Tuy nhiên, làm thế nào đầu tư du lịch thực sự phù hợp và trúng với nhu cầu tiêu dùng thị trường, cần cơ chế ra sao cho các nhà đầu tư để tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp không khói phát triển lại là câu chuyện cần bàn.

Hơn 1.000 dự án đầu tư du lịch

Theo Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Phạm Văn Thủy, những năm qua, Chính phủ đã dành nhiều sự quan tâm cho ngành du lịch. Đặc biệt, đầu tư trong du lịch được ưu tiên với việc huy động nhiều nguồn vốn, bao gồm các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đầu tư tư nhân trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ nước ngoài, và các nguồn vốn xã hội hóa khác. Hình thức đối tác công tư (PPP) trong đầu tư phát triển du lịch cũng được triển khai áp dụng, mang lại những hiệu quả tích cực thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch.

Việc các tập đoàn lớn, các nhà đầu tư chiến lược tập trung đầu tư tạo nên những sản phẩm du lịch nổi trội, đẳng cấp quốc tế đã góp phần tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển cũng như có tác động lan tỏa, kích thích các ngành kinh tế xã hội khác phát triển theo.

Thông tin từ Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch Đầu tư), đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Các dự án FDI về du lịch chủ yếu ở hai lĩnh vực: Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí. Tính đến hết năm 2019, cả nước có 839 dự án FDI với tổng số vốn gần 12 tỷ USD trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống; 135 dự án FDI với tổng số vốn gần 3,4 tỷ USD trong lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí.

Nhiều tổ hợp du lịch được chọn xây dựng tại Đà Nẵng.
Nhiều tổ hợp du lịch được chọn xây dựng tại Đà Nẵng.

Tổng số vốn đầu tư vào hai lĩnh vực nêu trên là 15,4 tỷ USD, bằng 4,2% tổng số 362,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Đối với nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước, đến nay đã có trên 1.000 dự án du lịch với nguồn vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng được các nhà đầu tư trong nước đầu tư với nhiều hình thức, quy mô khác nhau, trong đó chủ yếu là đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng và hạ tầng ở ven biển, vùng núi với số vốn đầu tư lớn.

Các tập đoàn lớn trong nước đã xây dựng nhiều tổ hợp du lịch quy mô lớn tại Sa Pa, Hạ Long, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Quốc... góp phần đáng kể nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất du lịch.

Đáng chú ý, trong giai đoạn này đã xuất hiện nhiều dự án của một số nhà đầu tư chiến lược với vốn đầu tư khá lớn như: Vinpearl Phú Quốc (17 nghìn tỷ đồng), cáp treo Phú Quốc (10 nghìn tỷ đồng); Vinpearl Quy Nhơn (4.500 tỷ đồng), Vinpearl Hạ Long (1.200 tỷ đồng), cáp treo Bà Nà (hơn 6.000 tỷ đồng), cáp treo Mường Hoa - Phan Xi Păng (4.500 tỷ đồng), cáp treo Bãi Cháy (hơn 5.000 tỷ đồng)... Các dự án đầu tư trên góp phần hình thành một số sản phẩm du lịch có thương hiệu mạnh và sức cạnh tranh cao, hấp dẫn khách du lịch.

Xóa bỏ “rào cản” để thu hút đầu tư

Đánh giá tổng quan về đầu tư du lịch ở Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch, tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn cho rằng sự phát triển của thị trường khách nội địa và sự quan tâm của nhiều thị trường khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng cho thấy cơ hội trong đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng du lịch và các sản phẩm du lịch mới nhằm đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trường. Bằng cách kịp thời nắm bắt và nhận diện rõ nhu cầu, xu hướng mới của thị trường, các nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội để đầu tư, khai thác có hiệu quả các điểm đến mới nổi của du lịch Việt Nam.

Một phòng trong khu nghỉ dưỡng có giá hàng nghìn USD mỗi đêm được nhà đầu tư chọn xây dựng ở Hà Giang.
Một phòng trong khu nghỉ dưỡng có giá hàng nghìn USD mỗi đêm được nhà đầu tư chọn xây dựng ở Hà Giang.

Tiềm năng, cơ hội là thế nhưng lãnh đạo ngành du lịch cho rằng hoạt động thu hút đầu tư trong ngành du lịch Việt thời gian vẫn còn hạn chế. Bởi chúng ta thiếu chiến lược thu hút, chưa tạo thuận lợi cho các đơn vị đầu tư, chưa có chính sách ưu tiên, ưu đãi cụ thể cho các nhà đầu tư tại các vùng khó khăn nhưng giàu tiềm năng du lịch.

Thậm chí, nhiều địa phương có tiềm năng du lịch nhưng chưa thu hút được đầu tư, hạ tầng kỹ thuật giao thông tiếp cận nhiều điểm du lịch tiềm năng còn khó khăn, làm nản lòng nhà đầu tư; nhiều dự án đầu tư triển khai chậm tiến độ hoặc thực hiện dở dang…

Chia sẻ kinh nghiệm từ Hàn Quốc, đại diện Viện Nghiên cứu Văn hóa Du lịch Hàn Quốc, tiến sỹ Kim Young Jun cho biết các địa phương Hàn Quốc đã tập trung đầu tư, xây dựng các khu phức hợp để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch.

Tiến sỹ Kim Young Jun cũng kiến nghị phía Việt Nam xây dựng chính sách thu hút đầu tư có cấu trúc, do người dân thúc đẩy; cung cấp các ưu đãi mạnh mẽ để khuyến khích đầu tư vốn tư nhân. Bên cạnh đó, thiết lập các nền tảng đa phương để thu hút đầu tư.

Trong khi đó, Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn cho rằng cần xóa bỏ rào cản về thể chế, chính sách, khung pháp lý nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, đặc biệt là những ưu đãi, tạo thuận lợi về thuế, đất đai, tín dụng, cải cách thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư, quy hoạch...; đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là ở những vùng còn khó khăn; đẩy mạnh đầu tư du lịch chuyên nghiệp, thực chất, tránh gây lãng phí nguồn lực.

Để thu hút các nhà đầu tư lớn vào du lịch, Việt Nam cần xóa bỏ nhiều "rào cản".
Để thu hút các nhà đầu tư lớn vào du lịch, Việt Nam cần xóa bỏ nhiều "rào cản".

Để tạo động lực cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch cần dựa trên nhiều yếu tố nội tại như tiềm năng du lịch và thương hiệu điểm đến địa phương để thúc đẩy thu hút đầu tư vào du lịch, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng cho rằng, cần có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cởi mở, môi trường đầu tư hấp dẫn, đặc biệt là sự sẵn sàng và chủ động của địa phương trong việc thúc đẩy thu hút đầu tư du lịch, tạo thuận lợi về thủ tục hành chính trong việc cấp chứng nhận đầu tư du lịch.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), cả nước hiện có 239 dự án bất động sản du lịch, với khoảng 114.000 căn condotel (căn hộ khách sạn nghỉ dưỡng), giá trị ước tính 297.000 tỷ đồng; gần 24.400 biệt thự du lịch nghỉ dưỡng, giá trị ước tính 244.000 tỷ đồng; gần 30.900 shophouse (nhà phố thương mại), giá trị ước tính 154.000 tỷ đồng. Tổng giá trị của 3 loại hình bất động sản nghỉ dưỡng này ước tính lên tới hơn 681.800 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD.

Ghi nhận của CBRE Việt Nam cũng cho thấy, khu vực duyên hải Nam Trung Bộ đang là một trong những thị trường thu hút hấp dẫn đầu tư nước ngoài bậc nhất Việt Nam. Điều này được thể hiện ở việc các đơn vị quản lý khách sạn hàng đầu thế giới liên tiếp có kế hoạch mở rộng hoạt động tại đây, với hàng loạt thương hiệu mới sẽ chính thức ra mắt như Mandarin Oriental, JW Marriott, M Gallery, Le Méridien, Wink Hotels, The Ascott Limited...

Trong giai đoạn 2022 - 2025, các đơn vị quản lý khách sạn tiếp tục có kế hoạch mở rộng hoạt động tại khu vực Nam Trung Bộ. Sự hiện diện của nhiều đơn vị quản lý chuyên nghiệp giúp nâng cao vị thế của thị trường khách sạn cao cấp tại Đà Nẵng, Bình Thuận, Phú Yên...

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 tại Hà Nội: Cầu nối gắn kết các nền văn hóa

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 tại Hà Nội: Cầu nối gắn kết các nền văn hóa

Với chủ đề “Gastronomy of unity - Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực quốc tế (International Food Festival) 2024 diễn ra từ ngày 7/12 đến 8/12 tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Hà Nội) sẽ mang đến “bản giao hưởng” ẩm thực đa sắc, góp phần giới thiệu, quảng bá những nét tinh hoa của ẩm thực Việt Nam và thế giới, đồng thời thắt chặt hơn mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia.

Khai thác sản phẩm du lịch từ thiện: Cho đi là nhận lại

Khai thác sản phẩm du lịch từ thiện: Cho đi là nhận lại

Những năm qua, mô hình du lịch thiện nguyện trở thành sản phẩm được các đơn vị khai thác, nhất là đến với những tỉnh miền núi khó khăn. Nhiều địa phương xác định du lịch thiện nguyện là sản phẩm chuyên biệt mang lại lợi ích cho người dân, gia tăng trải nghiệm và cảm xúc cho du khách.

Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá

Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá

Trên cơ sở phát huy lợi thế về tiềm năng, tài nguyên du lịch, Lào Cai từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh theo tinh thần Chương trình hành động số 148 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, khẳng định vị thế trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Kết nối con đường di sản

Kết nối con đường di sản

Kết nối con đường di sản là sản phẩm du lịch mới do Sở Du lịch Lào Cai chủ trì, phối hợp triển khai xây dựng với tỉnh Lai Châu và Hà Giang.

[Infographic] Các sự kiện chào đón năm mới 2025 tại Sa Pa

[Infographic] Các sự kiện chào đón năm mới 2025 tại Sa Pa

Thực hiện chương trình kích cầu du lịch sau ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 (Yagi) và chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, UBND thị xã Sa Pa sẽ tổ chức nhiều hoạt động du lịch văn hóa, thể thao đặc sắc phục vụ du khách. Dưới dây là một số hoạt động tiêu biểu.

Khai mạc Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Đông 2024

Khai mạc Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Đông 2024

Tối 30/11, UBND huyện Bắc Hà tổ chức khai mạc Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Đông 2024 với chủ đề “Nghiêng say mùa Đông”. Đây là 1 trong 4 sự kiện du lịch nằm trong khuôn khổ Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà, góp phần kích cầu du lịch, hướng tới phát triển Bắc Hà trở thành Khu du lịch cấp tỉnh đặc sắc, phấn đấu trở thành khu du lịch quốc gia.

Khởi động tuyến đường du lịch vàng lưu vực sông Hồng Việt - Trung

Khởi động tuyến đường du lịch vàng lưu vực sông Hồng Việt - Trung

Sáng 27/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai (Việt Nam) phối hợp với Cục văn hóa Du lịch châu Hồng Hà (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị giới thiệu du lịch xuyên biên giới lưu vực sông Hồng Việt - Trung. Đây là hoạt động bên lề Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024.

Sáng tạo để đưa di tích Nhà tù Hỏa Lò thành điểm đến hấp dẫn

Sáng tạo để đưa di tích Nhà tù Hỏa Lò thành điểm đến hấp dẫn

Không có kiến trúc đẹp, tiêu biểu cho văn hóa truyền thống Việt và từng không được nhiều người biết đến, nhưng hiện nay, di tích Nhà tù Hỏa Lò (phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn nhất của Thủ đô. Di tích còn thu hút đông đảo giới trẻ. Điều đó có được là nhờ sự đổi mới liên tục trong xây dựng sản phẩm, cách thức trưng bày, quảng bá của Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò.

Liên đoàn du lịch Ấn Độ muốn quảng bá hình ảnh Ninh Bình

Liên đoàn du lịch Ấn Độ muốn quảng bá hình ảnh Ninh Bình

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 25/11 (giờ địa phương), Liên đoàn Đại lý Du lịch Ấn Độ (TAFI) đã chính thức chọn tỉnh Ninh Bình của Việt Nam làm địa điểm tổ chức Hội nghị thường niên của TAFI từ ngày 17 - 20/1/2025 với chủ đề “Du lịch cho ngày mai: Bảo vệ hành tinh”.

Chinh phục đường đá cổ trong khu rừng cổ tích

Chinh phục đường đá cổ trong khu rừng cổ tích

Khoảng cách từ thôn Sàng Ma Pho, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) đến xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) khoảng 200 km nếu đi theo đường quốc lộ hoặc tỉnh lộ. Thế nhưng, khoảng cách đó được rút ngắn chỉ khoảng 20 km nếu bạn chinh phục theo dấu đường đá cổ Pavie. Hiện cung đường này còn là cầu nối du lịch giữa Lai Châu và Lào Cai. Hãy cùng phóng viên Báo Lào Cai tìm hiểu về con đường đặc biệt này!

fbytzltw