Nhiều mô hình kinh tế phát huy hiệu quả

YBĐT - Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Lục Yên đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao. Các mô hình đều xuất phát từ những thế mạnh của địa phương như: làm măng mai, trồng cam, chăn nuôi...

Đến Tân Phượng, hỏi về triệu phú quýt Bàn Tiến Chu thì ai cũng biết. Năm 2005, được người chị "mách nước", anh thử nghiệm trồng cam, quýt. Lúc đầu, gia đình anh chỉ trồng vài chục gốc, không ngờ quýt lớn nhanh,  quả sai trĩu cành. Nhận thấy đất ở đây phù hợp với trồng quýt, mỗi năm, anh lại trồng thêm vài trăm gốc.

Đến nay, gia đình đã có trên 1.000 gốc. Quýt nhà anh có mặt ở hầu hết các quán trên địa bàn xã, nhà nào có đám cưới hay công việc lớn cũng đến tận vườn mua. Với 1.000 gốc quýt cho thu hoạch khoảng 10 tấn mỗi vụ, gia đình anh Chu thu trên 100 triệu đồng tiền lãi.

Ở Tân Phượng, ngoài gia đình anh Chu còn có gia đình chị Triệu Thị Khách từ 700 gốc quýt thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm. Trồng cam sành hay quýt ở Lục Yên không phải là chuyện mới thế nhưng thu nhập khá từ trồng cam, quýt trên đất đồi của hai hộ này cho thấy, cây quýt phù hợp với thổ nhưỡng ở Tân Phượng và đó là tiền đề mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhà nông nơi đây.

Với địa hình núi đá trải rộng ở hầu hết các xã thì nuôi dê cũng là mô hình kinh tế có điều kiện để phát triển mạnh. Năm 2009, anh Tăng Văn Thắng, xã Liễu Đô bắt đầu khởi nghiệp chăn nuôi với 3 cặp dê giống. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho chăn thả, đàn dê đã phát triển nhanh chóng.

Theo anh, nuôi dê không phải đầu tư quá nhiều về thức ăn, chỉ tốn công chăn thả, theo dõi không để dê phá nương rẫy, cây trồng. Chăm chỉ chăn nuôi, từ đàn dê 6 con ban đầu, đến nay, đàn dê đã tăng lên 30 con. Qua 8 tháng chăm sóc, mỗi con được 15 - 17kg, giá dê thịt hiện tại khoảng 120.000 đồng/1kg thịt hơi, mỗi năm từ bán dê thịt và dê giống, anh Thắng thu về vài chục triệu đồng.

Còn ở xã Lâm Thượng, trong vài năm trở lại đây, măng mai nổi lên là một loại sản phẩm cho thu nhập cao. Sau 6 năm triển khai mô hình trồng tre măng mai, nhiều hộ không những thoát nghèo mà còn giàu lên từ chính những mảnh vườn, đồi nương của mình. Hiện toàn xã có khoảng 500ha măng mai, chủ yếu ở Bản Khéo, Nặm Chắn và Nặm Chọ, tổng sản lượng hàng năm khoảng 1.000 tấn măng tươi. Đối với thị trường tiêu thụ hiện nay, các tiểu thương trong tỉnh và một số tỉnh lân cận đặt mua tại nhà ngay từ đầu vụ với giá khoảng 100.000 - 120.000đồng/1kg măng khô. Ước năm 2014, các hộ dân trồng măng sẽ thu về 5 tỷ đồng.

Năm 2009, anh Trần Ngọc Quỳ ở Bản Khéo tham gia mô hình trồng tre măng mai với 200 gốc. Sau 3 năm bắt đầu cho thu hoạch, nhận thấy đây là loại cây có tiềm năng và gia đình còn nhiều đất trống, anh quyết định trồng thêm 800 gốc. Sau 5 năm, những gốc măng tre của gia đình anh đã cho thu nhập. Vụ măng năm vừa qua, anh thu được hơn 12 tấn măng tươi, tương đương trên 1,2 tấn măng khô, đem về trên 120 triệu đồng.

Từ tay trắng, gia đình anh chị giờ đã làm được một ngôi nhà sàn khang trang, mua sắm được xe máy, ti vi, tủ lạnh. Cũng giống như anh Quỳ, khi được chính quyền địa phương vận động trồng cây tre măng mai, chị Sầm Thị Thường ở Bản Khéo nhận thấy gia đình sẵn có đất đồi, vốn đầu tư ban đầu không cao, dễ chăm sóc nên đã trồng 600 gốc măng.

Sau 5 năm, từ cung cấp giống, thu gom măng của bà con trong bản bán ra thị trường bên ngoài, mỗi năm, gia đình chị có thu nhập khoảng 150 đến 200 triệu đồng. Mô hình trồng tre măng mai đã và đang góp phần nâng cao mức sống của người dân địa phương. Nếu như được chính quyền các cấp quan tâm bảo đảm thị trường tiêu thụ ổn định lâu dài thì đây sẽ là một loại cây trồng không những xóa đói giảm nghèo riêng ở Lâm Thượng mà còn có thể mở rộng ra cho nhiều xã lân cận.

Mỗi địa phương đều có thế mạnh riêng và nếu các địa phương biết phát huy, vận động, khuyến khích người dân đầu tư, phát triển thì lợi thế đó sẽ được hiện thực hóa bằng những mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo cũng như tiến tới làm giàu cho người dân.

 Anh Dũng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Ngày 16/7/2025, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa và có buổi làm việc với các xã Khánh Hòa, Mường Lai, Lục Yên, Lâm Thượng, Tân Lĩnh nhằm đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Về miền gạo đặc sản

Về miền gạo đặc sản

Tri thức canh tác lúa nước truyền thống của đồng bào các dân tộc cùng địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước tưới đặc biệt đã giúp tỉnh Lào Cai sở hữu những vùng chuyên canh lúa đặc sản nổi tiếng.

fb yt zl tw