Nhiều khó khăn trong hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng

Nhiều khó khăn trong hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng ảnh 1

Hiện toàn tỉnh đã thành lập 1.545 tổ công nghệ số cộng đồng (trong tổng số 1.562 thôn, tổ dân phố, đạt 99%), với sự tham gia của 6.806 thành viên. Tổ công nghệ số cộng đồng có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về chuyển đổi số đến các gia đình, người dân, đồng thời hướng dẫn người dân cài đặt, nắm kỹ năng sử dụng các nền tảng số, ứng dụng số cơ bản và giúp người dân tương tác với chính quyền. Tổ công nghệ số cộng đồng ra đời là giải pháp phù hợp với thực tế tại Lào Cai và được tỉnh xác định là cánh tay nối dài của ban chỉ đạo chuyển đổi số các cấp để đưa công nghệ số đi vào cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng hiện nay chưa thể hiện được nhiều, khó khăn lại xuất phát từ chính nội tại.

Nhiều khó khăn trong hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng ảnh 2

Tổ công nghệ số cộng đồng thôn Na Nối (xã Bản Sen, huyện Mường Khương) có 5 thành viên, do Trưởng thôn Vùi Thanh Hương làm Tổ trưởng. Vốn là nông dân thuần túy, quen với cày, cuốc nên chị Hương gặp không ít khó khăn khi tiếp cận với công nghệ. Trong lúc nông nhàn, chị tự tìm kiếm thông tin trên các trang mạng, xem cách hướng dẫn cài đặt, khai thác các ứng dụng số. Chị Hương cho biết: Đảm nhận thêm trọng trách mới này là nhiệm vụ khó không chỉ với tôi mà với cả các thành viên trong tổ. Những kiến thức về chuyển đổi số khá xa lạ nên để có thể hiểu cặn kẽ là cả quá trình, phải thực hiện thành thạo trước khi tuyên truyền đến người dân.

Tổ công nghệ số cộng đồng thôn Phú Hùng (xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai) được thành lập và duy trì hoạt động hơn 2 tháng qua. Tổ có 5 thành viên, do bà Lê Thị Huệ - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn làm Tổ trưởng. Hiện tổ cũng chưa tổ chức được nhiều hoạt động tuyên truyền tới người dân. Theo chia sẻ của bà Huệ, khi thực hiện thao tác đăng nhập, đăng ký thông tin tài khoản các ứng dụng về dịch vụ hành chính công, thanh toán điện tử trải qua rất nhiều khâu, nhiều bước và mỗi ứng dụng lại có một cách thức khác nhau, điều này gây khó khăn cho chính thành viên trong tổ, huống chi là người dân. Khi tuyên truyền với người dân, việc đăng ký yêu cầu xác minh thông tin cá nhân nên nhiều người e sợ việc thiếu an toàn bảo mật, lo lắng hoặc không tin tưởng khi cung cấp thông tin bản thân trên môi trường mạng. Bên cạnh đó, nếu người dân hỏi thì các thành viên trong tổ cũng rất khó giải thích để mọi người hiểu vì các thành viên chưa có kiến thức về chuyển đổi số.

Nhiều khó khăn trong hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng ảnh 3

Thành phố Lào Cai đã sớm hoàn thành việc thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng ở tất cả các thôn, tổ dân phố trên địa bàn, tuy nhiên qua khảo sát, đánh giá, hoạt động của các tổ hiện nay gặp một số khó khăn. Bà Vũ Thị Thùy Dung, Phó Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố cho biết: Nhiều tổ công nghệ số cộng đồng có lượng lớn thành viên hơn 40 tuổi, nhiều nơi còn có người cao tuổi. Điều này gây ra nhiều khó khăn bởi họ ngại tiếp cận công nghệ hoặc ngại tiếp thu, lĩnh hội kiến thức về chuyển đổi số.

Không chỉ thành phố Lào Cai mà nhiều địa phương trong tỉnh cũng rơi vào tình trạng tương tự, nhất là trên địa bàn đô thị khi số đông người tham gia tổ công nghệ số cộng đồng thường luống tuổi. Tuy nhiên, theo lý giải của ông Tăng Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, đội ngũ này đa phần là người có uy tín trong cộng đồng, có khả năng tuyên truyền chủ trương, chính sách đến người dân. Ngược lại, mặc dù thế hệ trẻ có khả năng tiếp cận công nghệ nhanh nhưng việc tuyên truyền về chuyển đổi số tới người dân sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Nhiều khó khăn trong hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng ảnh 4

Việc thành lập tổ công nghệ số cộng đồng tại nhiều nơi mới chỉ trên giấy tờ, chưa phát huy hiệu quả. Tại các địa phương vùng cao, nhiều thành viên trong tổ do điều kiện khó khăn nên chưa tự trang bị cho mình các thiết bị thông minh. Mặt khác, hiện chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động nên các tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động trên tinh thần tự nguyện, vì vậy phần nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.

Nhiều khó khăn trong hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng ảnh 5

Ông Tăng Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Ngành đã tham mưu cho tỉnh tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng cho các tổ công nghệ số cộng đồng. Nội dung tập trung vào tuyên truyền chủ trương, định hướng chuyển đổi số; sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thương mại điện tử; tạo lập tài khoản thanh toán, mua sắm trực tuyến; sử dụng kỹ năng bảo đảm an toàn ở mức cơ bản để người dân khi tham gia môi trường mạng không bị lừa đảo; sử dụng nền tảng ứng dụng do Lào Cai phát triển. Cùng với đó, mỗi thành viên tổ công nghệ số cộng đồng phải tự nghiên cứu, luôn có tư duy đổi mới và sẵn sàng tham gia, ứng dụng công nghệ trước khi trở thành tuyên truyền viên đưa công nghệ số đến người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi trí tuệ nhân tạo sáng tác thay con người: Khoảng trống pháp lý và đạo đức

Khi trí tuệ nhân tạo sáng tác thay con người: Khoảng trống pháp lý và đạo đức

Trong làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ, bản quyền nổi lên như một vấn đề nhức nhối và chưa có lời giải thỏa đáng. Việc xác định trách nhiệm khi AI vi phạm bản quyền không chỉ là câu chuyện pháp lý, mà còn là bài toán đạo đức và xã hội, nhất là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện trực tuyến 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu thực hiện trực tuyến 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 69/CĐ-TTg ngày 22/5/2025 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Giao diện hệ thống tự động hóa quy trình ứng dụng AI

Doanh nghiệp Lào Cai chủ động chuyển đổi số

Chuyển đổi số không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu tất yếu. Tại Lào Cai, nhiều doanh nghiệp đang chủ động tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa hoạt động, nâng cao năng suất và mở rộng thị trường trong bối cảnh cạnh tranh số ngày càng gay gắt.

Nâng cao kỹ năng số từ phong trào “Bình dân học vụ số”

Nâng cao kỹ năng số từ phong trào “Bình dân học vụ số”

Chuyển đổi số đang mở ra những cơ hội mới nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc thu hẹp khoảng cách số giữa các nhóm dân cư. Tại Lào Cai, phong trào “Bình dân học vụ số” đã trở thành một trong những giải pháp tiên phong, giúp phổ cập kỹ năng số cho tất cả người dân. Với sự tham gia tích cực của lực lượng thanh niên, phong trào này không chỉ mang lại những thay đổi rõ nét về nhận thức mà còn thúc đẩy sự tham gia chủ động của cộng đồng.

[Infographic] Mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2045

[Infographic] Mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2045

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, tỉnh Lào Cai đã xác định một số mục tiêu quan trọng từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 57 và phát động Phong trào “Bình dân học vụ số”

Triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 57 và phát động Phong trào “Bình dân học vụ số”

Sáng 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW và phát động phong trào “Bình dân học vụ số”. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu tỉnh đến các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và cơ sở.

Chính thức vận hành Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Chính thức vận hành Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Sau gần 5 tháng kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, ngày 20/5, Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 57 chính thức được đưa vào vận hành trên Cổng Thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Bộ Chỉ số KPI (chiến lược, tác nghiệp).

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Sáng 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Điểm nhấn của bản ghi nhớ là việc phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.

Hệ thống báo Đảng tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Hệ thống báo Đảng tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Sáng 16/5, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc mở rộng lần thứ 30 với chủ đề “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới” do Báo Hànộimới đăng cai tổ chức.

Bát Xát: Hơn 160 cán bộ, giáo viên được tập huấn chuyển đổi số

Bát Xát: Hơn 160 cán bộ, giáo viên được tập huấn chuyển đổi số

Ngày 15/5, Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Bát Xát tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho 167 học viên là cán bộ quản lý, viên chức, văn thư, bí thư đoàn trường, nhân viên phụ trách công nghệ thông tin của các trường học; cán bộ phụ trách chuyển đổi số Trung tâm Y tế và văn thư các trạm y tế trên địa bàn huyện.

fb yt zl tw