Nhiều cách làm sáng tạo làm đường giao thông ở Lào Cai

15 tuyến, 53 km đường được làm mới, bằng 1/4 tổng số km đường giao thông của toàn huyện - là kết quả mà xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai  làm được trong chiến dịch làm đường giao thông nông thôn năm 2023.

Điều đặc biệt là để đạt được kết quả đáng mừng này, xã có đến 405 hộ dân đã tình nguyện hiến gần 18 ha đất để mở đường. Vậy bằng cách làm như thế nào mà chính quyền xã Kim Sơn đã vận động người dân đồng lòng hiến đất tích cực như vậy?

Nhiều hộ dân ở Kim Sơn tình nguyện hiến đất mở đường giao thông nông thôn.

Trước đây, để vận chuyển hàng hoá, người dân ở thôn Kim Quang, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai buộc phải mang vác qua tuyến đường sắt chắn ngang. Nhưng giờ đây, ô tô có thể vào từng hộ dân, thậm chí tận chân đồi để giao thương.

Tuyến đường dài trên 4 km chạy qua địa bàn sinh sống của 80 hộ dân đang dần giúp cuộc sống thôn vùng cao này đổi thay.

Nhận thức được lợi ích của con đường, gia đình chị Bùi Kim Dung tình nguyện hiến gần 1.000 m2 đất để phục vụ cho công trình mà không một chút băn khoăn. Bù lại, với máy móc sẵn có, đơn vị thi công sẽ giúp chị cải tạo mảnh đồi trồng sắn: "Chúng tôi cũng mong là có được con đường để đi lại cho dễ dàng. Chúng tôi rất nhất trí hiến đất cho công trình làm để đảm bảo tiến độ. Chúng tôi cũng đồng ý để đất để cải tạo trồng sắn và cây quế.

Cũng giống như chị Dung, hơn 40 hộ dân ở thôn Kim Quang tình nguyện hiến đất mở đường. Có những hộ hiến từ 4.000-5.000m2 đất. Ông Nguyễn Văn Toản, người dân thôn Kim Quang cho biết, đối với hộ hiến nhiều đất, nhà thầu sẽ hỗ trợ đào ao, làm nền nhà hoặc cải tạo ruộng nương… Với cách làm như thế, người dân thì phấn khởi, nhà thầu cũng vui mừng vì đẩy nhanh được tiến độ thi công: "Như bây giờ người dân hiến 1.000 m2 đất thì đơn vị thi công tạo điều kiện làm đường lên nương, hay những khe ao làm theo nguyện vọng đắp ao, hỗ trợ cho bà con đủ quy hoạch như làm nền nhà nên bà con đồng tình hiến đất".

Những con đường giúp người dân Kim Sơn phát triển kinh tế.

Khi bài toán khó về giải phóng mặt bằng đã tìm ra được lời giải, Kim Sơn đã ưu tiên mở những tuyến đường từ khu sản xuất ra các đường liên xã để tạo thuận lợi cho việc khai thác, vận chuyển nông - lâm sản.

Ông Nguyễn Thành Công, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cho biết: "Đối với các hộ dân có khu vực sản xuất tập trung diện tích hàng héc ta, đặc biệt là trồng cây gỗ lớn hoặc cây hoa màu khác, để thuận tiện cho việc canh tác đó thì chúng tôi ưu tiên những nhóm này và vào nhóm số 1. Chính quyền và đơn vị thi công đã làm sao có sự hài hoà giữa các bên bằng nhiều biện pháp như đổi ca máy, đổi công, san gạt đất để bà con canh tác để bà con thực sự đồng thuận trong việc hiến đất".

Với sự linh hoạt, sáng tạo, những nút thắt liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng đã được xã Kim Sơn tháo gỡ, việc thi công các công trình giao thông đảm bảo tiến độ. Những tuyến đường mới đang thực sự là chìa khóa mở hướng thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Hành trình đến đích nông thôn mới nhờ vậy cũng trở nên gần hơn với xã vùng cao này.

vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

fb yt zl tw