Nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ được xác định là giải pháp hiệu quả giúp thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

VC10.jpg
Nông dân Bản Liền (Bắc Hà) có thu nhập ổn định từ cây chè hữu cơ.

Chuỗi sản xuất, chế biến chè Shan hữu cơ tại xã Bản Liền và xã Tả Củ Tỷ với Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Bắc Hà được đánh giá là hoàn chỉnh, tiêu biểu, bền vững, gắn kết mật thiết giữa nông dân với doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ từ năm 2004 đến nay. Có hơn 1.000 ha chè Shan, vùng sản xuất này đã tạo việc làm và thu nhập thường xuyên, ổn định cho hơn 300 hộ (khoảng 1.500 lao động). Diện tích chè trên đã được chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ EU, Canada, Hoa Kỳ và các sản phẩm chè đã có tên trên “bản đồ” chè quốc tế. Trung bình mỗi năm, người dân Bản Liền thu bán gần 1.000 tấn chè búp tươi, thu nhập hàng chục tỷ đồng.

VC6.jpg
Niềm vui mùa thu hoạch quế.

Tại các xã vùng hạ huyện Bắc Hà, chuỗi sản xuất quế được hình thành với hơn 10.000 ha, trong đó gần 2.300 ha đã được chứng nhận hữu cơ. Quế hữu cơ nguyên liệu có giá bán cao hơn, thị trường ổn định hơn quế canh tác truyền thống; sản phẩm quế hữu cơ đã được xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, một số nước Trung Đông và các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, cho nguồn thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

VC1.jpg
Phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Tại Mường Khương, liên kết sản xuất, tiêu thụ và phát triển nông nghiệp hữu cơ được xác định là xu thế tất yếu trong phát triển nông nghiệp bền vững.

VC2.jpg
Nông dân Mường Khương thu hái quýt.

Ông Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết: Cùng với mở rộng diện tích và quy mô sản xuất vùng chè, chuối, dứa, quýt, huyện tập trung phát triển mô hình sản xuất chè hữu cơ ở các xã vùng cao và quế hữu cơ ở các xã vùng thấp. Để đạt mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, huyện thu hút, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, góp phần hình thành và phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững, kết hợp nông nghiệp với du lịch.

VC8.jpg
Nông dân Bảo Thắng thu hoạch quế.

Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Toàn tỉnh hiện có 5.368 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chủ yếu là quế, chè. Để đạt mục tiêu đến năm 2025, diện tích sản xuất hữu cơ đạt 1,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp (trên 18.800 ha), thời gian qua, các ngành, địa phương đặc biệt nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; lồng ghép nhiệm vụ phát triển nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ nói riêng với thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới...

VC5.jpg
Xã La Pan Tẩn (Mường Khương) xây dựng vùng chè hữu cơ.
VC0.jpg
Xã Cốc Ly (Bắc Hà) đang tập trung phát triển quế hữu cơ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7/2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm. Dự báo nguy cơ có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng.

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

fb yt zl tw