Người tiêu dùng trước áp lực giá cả

Một số liệu khảo sát cho thấy, 68% người tiêu dùng kiểm tra giá cả hầu hết các sản phẩm trước khi mua, thậm chí so sánh 2 - 3 loại sản phẩm cùng lúc rồi mới quyết định.

Chi tiêu sao cho khéo đang trở thành áp lực đối với người tiêu dùng.
Chi tiêu sao cho khéo đang trở thành áp lực đối với người tiêu dùng.

Nhiều nhóm hàng tăng giá

“Kinh tế khó khăn mà nhiều mặt hàng tăng giá, từ thực phẩm chế biến đến thực phẩm tươi sống. Tôi đang cố gắng xem xét kỹ các khoản chi tiêu hàng ngày nhưng với mặt hàng thiết yếu thì tăng giá vẫn phải mua” - bà Nguyễn Thị Huệ (quận Gò Vấp, TPHCM) than thở. Ghi nhận của phóng viên, nhiều mặt hàng tại các chợ có sự thay đổi về giá theo chiều hướng tăng. Giá thịt heo ba rọi đang dao động từ 140.000 đồng - 180.000 đồng/kg, tùy loại; thịt heo đùi đang ở mức từ 100.000 - 120.000 đồng/kg... Mặt hàng cá biển cũng tăng khoảng 5.000 - 15.000 đồng/kg. Đơn cử, cá bạc má trước đây có giá 110.000 đồng/kg nay lên thành 120.000 đồng/kg, giá cá bớp trước đây là 270.000 đồng/kg giờ lên thêm 20.000 đồng/kg... Mặt hàng rau củ cũng tăng giá với lý do mưa nhiều nên thu hoạch kém.

Theo Cục Thống kê TPHCM, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 năm 2024 tăng 0,23% so với tháng trước. Trong đó, có 7/11 nhóm tăng với mức tăng cao nhất. Đơn cử, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,11%, tác động CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm. Trong đó, lương thực tăng 0,35%, thực phẩm tăng 0,10% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,08%. Ở nhóm lương thực, chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,32%, giá bột mỳ và ngũ cốc khác tăng 1,15%, lương thực chế biến tăng 0,20%. Trong khi đó, ở nhóm thực phẩm, thịt gia súc tăng 0,77%, giá trứng các loại tăng 2,10%, giá thủy sản chế biến tăng 0,14%.

Ông Trần Phước Tường – Phó Cục trưởng Cục Thống kê TPHCM cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 3,45% so với cùng kỳ. Bình quân 7 tháng năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,29%, trong đó, 10/11 nhóm có chỉ số giá tăng và tăng cao nhất là nhóm thuốc, dịch vụ y tế với mức tăng 7,78%, kế đến là nhóm giáo dục tăng 7,48%.

Ở góc độ chuyên gia, bà Nguyễn Cao Ngọc Dung - phụ trách phát triển thị trường dịch vụ bán lẻ tại NielsenIQ Việt Nam cho biết, trong 6 tháng, có 82 nhóm ngành hàng tăng giá, kể cả thực phẩm. “Giá hàng hóa tăng, người tiêu dùng không muốn mua cũng không được vì có nhiều mặt hàng thiết yếu trong đó. Người tiêu dùng đang lo lắng về tài chính nhưng khi mua sắm thì toàn thấy tăng giá” - bà Dung nói.

Quan tâm và kìm giá hàng hóa

“Giá cả hàng hóa tăng nên người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, chịu khó tiết kiệm và tăng cường tiết kiệm. Khảo sát cho thấy, 68% người tiêu dùng kiểm tra giá cả hầu hết các sản phẩm trước khi mua, thậm chí so sánh 2 – 3 loại sản phẩm cùng lúc rồi mới quyết định mua. Chính vì quan tâm đến giá hàng hóa nên chỉ cần giá hàng hóa nhích lên là người tiêu dùng nhận ra liền, đồng thời sẽ so sánh kỹ” - bà Dung nhấn mạnh đồng thời cho hay, có đến 69% người tiêu dùng mua sắm có kế hoạch bằng cách lập danh sách rõ ràng, thay vì mua sắm theo kiểu ngẫu hứng. Bởi vì mua sắm ngẫu hứng dễ mất kiểm soát trong chi tiêu.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng - Phó Tổng Giám đốc Liên hiệp hợp tác xã thương mại TPHCM (Sài Gòn Co.op) thông tin, hiện giá cả hàng hóa các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tại hệ thống siêu thị vẫn ổn định, không biến động đáng kể so với trước thời điểm ngày 1/7. Ông Thắng cũng cho biết, Saigon Co.op nỗ lực giữ giá cả bình ổn bằng các hình thức như chủ động giảm lợi nhuận để tăng các chương trình khuyến mãi tại 800 điểm bán; đa dạng hóa các chương trình kích cầu tại điểm bán: không chỉ khuyến mãi mà còn là hình thức mua sản phẩm tặng sản phẩm; tổ chức các phiên chợ đồng giá, tham gia các chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu,...

Theo đại diện Sở Công thương TPHCM, thành phố đã chỉ đạo quyết liệt; các quận huyện đang bám sát thị trường để nắm rõ diễn biến giá cả. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định. Doanh nghiệp bình ổn thị trường luôn trong trạng thái sẵn sàng bổ sung thiếu hụt cục bộ, không để mất cân đối cung cầu, đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa… Ngoài ra, nhằm hỗ trợ người tiêu dùng trong mua sắm, TPHCM triển khai chương trình bán hàng lưu động bình ổn thị trường. Theo đó, sẽ có hơn 40 nhóm hàng thiết yếu, với gần 500 sản phẩm dành cho mỗi gia đình như: thực phẩm khô, gia vị, bánh kẹo, nước giải khát, nước giặt, nước xả vải, sữa tắm, dầu gội, kem đánh răng,… Với chương trình này, người tiêu dùng có cơ hội mua hàng giảm giá lên đến 80%, hàng chục nghìn sản phẩm ưu đãi có giá 1.000 đồng, gian hàng đồng giá 39.000 đồng - 49.000 đồng, khuyến mại mua 1 tặng 1...

Ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM cho biết: Chương trình bán hàng lưu động bình ổn thị trường hướng đến người thu nhập thấp. Lý do, năm nay tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn, người tiêu dùng có thắt chặt chi tiêu. Ngoài ra, chương trình này còn có ý nghĩa can thiệp thị trường khi có biến động về giá.

Theo daidoanket.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Ngày 16/7/2025, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa và có buổi làm việc với các xã Khánh Hòa, Mường Lai, Lục Yên, Lâm Thượng, Tân Lĩnh nhằm đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Về miền gạo đặc sản

Về miền gạo đặc sản

Tri thức canh tác lúa nước truyền thống của đồng bào các dân tộc cùng địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước tưới đặc biệt đã giúp tỉnh Lào Cai sở hữu những vùng chuyên canh lúa đặc sản nổi tiếng.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

Hội tụ đủ ba tiêu chí thiết thực: Mua dễ nhờ ưu đãi chồng ưu đãi, lái dễ vì xe nhỏ gọn, và chi phí sử dụng cực thấp, VinFast VF 3 đang trở thành lựa chọn hàng đầu để người trẻ “lên đời” 4 bánh.

fb yt zl tw