Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho người dân mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Có dịp đến Bản Hồ, chúng tôi được nghe chị Đào Thị Chứ, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã kể về những nét văn hóa truyền thống các dân tộc nơi đây. Trong đó, dệt vải, nhuộm chàm của người Tày là một trong những nghề truyền thống được truyền qua các thế hệ cho đến nay. Theo chị Chứ, trước đây, vào khoảng tháng 3 âm lịch, khi đến xã Bản Hồ, đâu đâu cũng thấy nương bông trắng muốt. Đây là nguyên liệu làm ra vải và trang phục truyền thống cũng như các vật dụng sinh hoạt của đồng bào Tày, như chăn, gối, túi, khăn… Tuy nhiên, ngày nay, không gia đình nào trồng bông nhưng công đoạn dệt vải, nhuộm chàm truyền thống vẫn được lưu giữ. Hiện xã Bản Hồ có khoảng 30 hộ làm nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống, chủ yếu tại thôn Bản Dền và thôn La Ve.

1.jpg

Được chị Chứ giới thiệu, chúng tôi tìm đến nhà “nghệ nhân” Hoàng Thị Ngân tại thôn Bản Dền để tìm hiểu nghề dệt vải, nhuộm chàm. Trong căn nhà sàn truyền thống, bà Ngân tất bật chuẩn bị nhuộm vải vì mới có đơn đặt hàng số lượng lớn của du khách từ Hà Nội. Chứng kiến các bước để tạo ra tấm vải nhuộm cùng hoa văn đặc sắc mới thấy được sự tỉ mỉ, khéo léo và sáng tạo của những người phụ nữ nơi đây.

Bà Ngân chia sẻ: Ngay từ nhỏ, tôi đã được bà, mẹ chỉ bảo cách dệt vải, nhuộm chàm. Đến năm 16, 17 tuổi, những cô gái như tôi hồi đó phải làm thuần thục các công đoạn thì mới được công nhận là một người trưởng thành. Cô gái nào cũng phải biết dệt vải, nhuộm chàm để làm quần áo cho các thành viên trong gia đình sử dụng hằng ngày và trong những ngày lễ, tết, cưới hỏi…

5.jpg

Theo bà Ngân, để làm ra một tấm vải chàm mất khoảng hơn 10 ngày cùng nhiều công đoạn. Sau khi thu hoạch bông, phụ nữ tranh thủ lúc nông nhàn kéo bông thành sợi, rồi cho vào nồi đun sôi với nước gạo đến khi chín nhừ mới đem đi phơi khô và dệt thành vải. Dệt xong, tiếp tục nấu vải với nước lã nhiều giờ trên bếp củi, sau đó phơi khô và lăn đá để có được tấm vải lanh mềm mại, bóng bẩy. Tùy vào mục đích sử dụng mà phụ nữ Tày sẽ tạo hình hoa văn bằng cách khâu chỉ đột, buộc sỏi hoặc để nguyên tấm, rồi mang đi nhuộm chàm. Nước nhuộm được hãm từ chàm với nước được đun bởi lá bưởi, lá chanh và dược liệu. Cuối cùng, để có sản phẩm hoàn chỉnh, sẽ phải nhuộm 8 - 10 nước chàm và 4 nước củ nâu, sau đó nhuộm thêm 4 - 6 nước chàm. Để vải mềm và không phai, phải đem hấp với lá ổi, lá chua và đập vải nhiều lần. Với cách thức hoàn toàn thủ công này, từ tấm vải lanh thô cứng đã trở thành những sản phẩm đẹp, mang hoa văn, họa tiết đặc trưng về văn hóa truyền thống của người Tày xã Bản Hồ.

3.jpg

Qua thời gian, khi du lịch phát triển, những sản phẩm nhuộm chàm và tạo hình hoa văn của người Tày xã Bản Hồ được du khách ưa chuộng. Giờ đây, các sản phẩm truyền thống này vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, vừa trở thành sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường. Nhờ vậy, bà con có thêm nguồn thu những lúc nông nhàn.

2.jpg

Để gìn giữ và phát huy vốn văn hóa truyền thống của nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống, chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể.

Gìn giữ và bảo tồn nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của đồng bào Tày là một trong những nhiệm vụ quan trọng, bởi những sản phẩm truyền thống này không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng, phục vụ du lịch, mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ trong việc bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc.

Chị Đào Thị Chứ, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa

Thời gian tới, Hội Phụ nữ xã cùng với chính quyền địa phương tiếp tục triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm lưu giữ và bảo tồn nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống, như hướng dẫn cho trẻ trải nghiệm; thành lập các đội văn nghệ, trong đó sử dụng trang phục dân tộc khi biểu diễn; đẩy mạnh quảng bá, thu hút du khách đến trải nghiệm…

4.jpg

Từ đôi tay khéo léo cùng sự sáng tạo, phụ nữ Tày xã Bản Hồ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống, mà còn quảng bá, giới thiệu về nét độc đáo trong văn hóa của dân tộc mình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ nghề làm thuốc nam của người Dao đỏ

Giữ nghề làm thuốc nam của người Dao đỏ

Cùng với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, những bài thuốc nam gia truyền ở vùng núi cao Bát Xát vẫn đang được bảo tồn, phát triển để hỗ trợ người dân chăm sóc sức khỏe, giảm bớt bệnh tật, có đời sống hữu ích, vui vẻ hơn.

Người Tày Bản Liền giữ nghề truyền thống

Người Tày Bản Liền giữ nghề truyền thống

Không chỉ gìn giữ nghề truyền thống của cha ông mình, đồng bào Tày ở Bản Liền (Bắc Hà) vẫn đau đáu câu chuyện bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày. Đặc biệt, những năm gần đây, từ việc bà con người Tày giữ nghề truyền thống đã thu hút du khách đến với Bản Liền, thúc đẩy kinh tế du lịch địa phương phát triển…

Miệt mài đường thêu

Miệt mài đường thêu

Đồng bào dân tộc Dao đỏ ở Lào Cai có nghề thêu thổ cẩm với kỹ thuật tinh xảo. Từ đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ Dao đỏ đã tạo ra những hoa văn độc đáo, làm nên những bộ trang phục truyền thống, không chỉ mang giá trị bản sắc văn hóa còn góp phần tạo sinh kế, phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

[Ảnh] Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng ở Bản Sen

[Ảnh] Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng ở Bản Sen

Sản phẩm của nghề làm tranh cắt giấy “Chàng slaw” của dân tộc Nùng ở Bản Sen (huyện Mường Khương) là ngựa, cây tiền, nhà táng… được làm bằng giấy màu để cúng tiến cho người đã khuất, thể hiện ước muốn của người sống đối với người thân ở thế giới bên kia có cuộc sống no đủ, bình an.

Trăn trở giữ nghề truyền thống

Trăn trở giữ nghề truyền thống

Ở một góc nhỏ trong thôn người Nùng Dín ở xã Nấm Lư, huyện Mường Khương vẫn có đôi tay miệt mài, chăm chỉ cầm kim khâu và chỉ thêu, may vá mỗi ngày với trái tim yêu văn hóa truyền thống, đam mê nghề thủ công của dân tộc mình.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Những “nàng Bân” thời hiện đại

Những “nàng Bân” thời hiện đại

Một ngày cuối thu, tôi ghé thăm căn phòng ở tầng 3 căn hộ của Khu đô thị Bitexco (thành phố Lào Cai) nơi có hơn 20 thành viên của xưởng “Núi Rừng Handmade” đang miệt mài với công việc móc len. Nhìn ánh mắt chăm chú vào từng sợi len, kim móc, những đôi tay dẻo dai, thoăn thoắt khiến tôi nhớ đến câu chuyện về nàng Bân đan áo cho chồng.

Mùa cốm mới bên dòng Nậm Bắt

Mùa cốm mới bên dòng Nậm Bắt

Bằng bàn tay khéo léo, chăm chỉ, những phụ nữ Tày đã làm ra những “hạt ngọc xanh” đong đầy hương vị đất trời, đưa hạt cốm Hợp Thành trở thành sản phẩm OCOP 3 sao của thành phố Lào Cai.

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Nghề thủ công ở Lào Cai xuất hiện từ rất sớm. Làng người Mông thường có một, hai hộ làm nghề rèn đúc, sửa chữa nông cụ, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Làng người Tày lưu giữ nghề trồng bông dệt vải, bán vải chàm, vải bông ở các chợ vùng cao...

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn gìn giữ, bảo tồn những giá trị của nghề dệt truyền thống.

[Ảnh] Phụ nữ Tày Hợp Thành giữ nghề làm cốm

[Ảnh] Phụ nữ Tày Hợp Thành giữ nghề làm cốm

Tháng 10 vào độ cuối Thu, đến thôn Cáng 1, cáng 2, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai, chúng tôi sẽ được hòa mình vào bầu không khí náo nức, rộn ràng của mùa cốm mới. Những phụ nữ Tày với đôi bàn tay khéo léo và sự chăm chỉ, chịu khó ra đồng cắt lúa nếp về làm thành những hạt cốm dẻo thơm, mềm ngọt, đậm đà hương vị đồng quê.

Những chiếc mâm mây và đôi tay tài hoa

Những chiếc mâm mây và đôi tay tài hoa

Đến “xứ mưa” Y Tý (huyện Bát Xát) hỏi thăm nhà ông Ly Giờ Lúy giỏi nghề đan mâm mây, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng biết. Trong câu chuyện với người đường xa, họ còn không quên tấm tắc: Mâm mây của già Lúy đan đẹp lắm. Không chỉ đan cho nhà dùng, già còn làm bán cho bà con và khách du lịch nữa đấy!

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm đàn có chất lượng, làm đàn đẹp, âm sắc tốt.

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

“Cạch! Cạch!” - tiếng búa đập vào thanh sắt phát ra từ một lò rèn nhỏ nằm cuối thôn Bản Phố 2C (xã Bản Phố, huyện Bắc Hà) khiến chúng tôi mường tượng về một thời hoàng kim của làng rèn Bản Phố. Dù thăng trầm của thời cuộc khiến nghề rèn dần mai một nhưng ở Bản Phố vẫn còn đó những người bám trụ với nghề, bằng cách riêng miệt mài truyền dạy cho thế hệ tương lai. Họ giữ gìn “kho tàng” câu chuyện cũng như kỹ thuật đúc rèn tồn tại cả trăm năm ở vùng cao nguyên trắng.

fb yt zl tw