Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Bảo tồn và phát huy giá trị của các nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng đã và đang là chủ trương và hướng đi đúng đắn, thiết thực, mang lại lợi ích nhiều mặt của địa phương xã Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai).

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Xã Nghĩa Đô cách trung tâm huyện Bảo Yên 30 km, nằm ở phía Đông Bắc của huyện, là địa bàn sinh sống của trên 98% đồng bào dân tộc Tày. Trải qua quá trình phát triển, đồng bào nơi đây đã hình thành, lưu giữ và trao truyền các giá trị văn hóa. Trong đó, có các nghề truyền thống được gìn giữ và phát huy trong đời sống hiện đại. Đặc biệt, với lợi thế Nghĩa Đô là một thung lũng rộng lớn, được bao bọc bởi những triền núi trùng điệp, có sự hội tụ của cảnh sắc tự nhiên, văn hóa bản làng, ẩm thực, phong tục, tập quán và văn hóa dân gian đã tạo cho vùng đất này những tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng.

Nghề truyền thống ở Nghĩa Đô bao gồm hai nghề chính là dệt thổ cẩm và đan lát. Đây là các nghề được hình thành, gìn giữ và truyền lại từ bao đời nay ở mảnh đất Nghĩa Đô. Theo nghệ nhân ưu tú Ma Thanh Sợi, dệt thổ cẩm và đan lát gắn với cuộc sống thường nhật của cư dân trong các bản Tày, đồng thời, các sản phẩm tạo ra từ hai nghề này mang đậm bản sắc văn hóa, thể hiện lời ăn tiếng nói và những triết lý nhân sinh trong đời sống văn hóa của đồng bào nơi đây. Từ nguyên liệu, chất liệu cho đến hoa văn, họa tiết trên sản phẩm đều gắn với núi rừng, làng bản, sông suối và sự khéo léo, sáng tạo từ bàn tay của đồng bào Tày.

Tuy nhiên, khi xã hội phát triển, nhiều sản phẩm mới trên thị trường đã có xu hướng thay thế dần các sản phẩm truyền thống. Vì thế, có thời điểm, nghề dệt thổ cẩm và đan lát có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Trong các bản làng Tày, có rất ít gia đình giữ được nghề nếu không có phương án phục dựng, gìn giữ và phát huy được giá trị vốn có. Bởi vậy, khi địa phương được công nhận là điểm du lịch cộng đồng, việc bảo tồn và phát huy nghề truyền thống đã được huyện, xã quan tâm và đề ra các chủ trương, nghị quyết để tạo sự gắn kết hiệu quả giữa nghề truyền thống với phát triển du lịch.

Ông Lương Cao Thế - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô cho biết: “Để bảo tồn nghề dệt thổ cẩm và nghề đan lát truyền thống, xã Nghĩa Đô đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các bản làng, các gia đình đồng bào Tày để mỗi gia đình là hạt nhân của việc gìn giữ, trao truyền nghề cho thế hệ trẻ. Đồng thời, xã cũng tổ chức các lớp truyền dạy về kỹ thuật dệt thổ cẩm do các nghệ nhân và những người cao tuổi có kinh nghiệm truyền đạt. Tại các lễ hội, không gian chợ đêm Nghĩa Đô sản phẩm thổ cẩm, đan lát được trưng bày, giới thiệu để du khách được chiêm ngưỡng, khám phá nét đẹp của thổ cẩm Nghĩa Đô”.

Năm 2021, UBND xã Nghĩa Đô đã thành lập Hợp tác xã bảo tồn và phát huy nghề truyền thống, cử bà Nguyễn Thị San (bản Nà Khương) làm Chủ nhiệm. Với sự dày dạn về kinh nghiệm và vốn sống cộng với sự tâm huyết của mình, bà San đã tích cực vận động bà con dân bản trong xã phục dựng, sưu tầm và truyền dạy kinh nghiệm các nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống, nhu cầu của khách du lịch và bán ra thị trường.

Tại các nhà trường trên địa bàn xã Nghĩa Đô, hằng năm từ bậc mầm non đến THPT đều tổ chức ngày hội văn hóa các dân tộc, trong đó, đều đưa học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát. Các trường mời các nghệ nhân, những người thành thạo nghề truyền thống đến để truyền dạy và hướng dẫn học sinh thực hành tạo sản phẩm. Đồng thời, các nhà nhà trường cũng đưa học sinh đến các bản Tày trong các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp để thực tế theo mô hình giáo dục “Trường học gắn với du lịch”.

Các sản phẩm được tạo ra từ hai nghề truyền thống ở Nghĩa Đô rất độc đáo và tinh xảo. Đó là những tấm vải thổ cẩm với hoa văn, họa tiết được dệt khá kỳ công, dày dặn và rực rỡ sắc màu. Từ vải thổ cẩm, các sản phẩm như chăn, túi, váy áo, các vật dụng được tạo ra để phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nghề đan lát đã tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường bao gồm các vật dụng thường ngày như làn, túi xách, rổ, rá, cơi đựng xôi, đựng trầu… đều được đan từ àn tay khéo léo, cần mẫn của những người phụ Tày.

Bà Nguyễn Thị San - Chủ nhiệm Hợp tác xã bảo tồn và phát huy nghề truyền thống chia sẻ: “Việc bảo tồn nghề truyền thống hiện nay chủ yếu do các thành viên Hợp tác xã đảm nhiệm và cùng với các gia đình trong các bản Tày để vừa gìn giữ, vừa truyền lại cho con cháu. Đồng thời, các sản phẩm làm ra gắn với giới thiệu, quảng bá du lịch cộng đồng của địa phương nên những người làm công việc này có thêm động lực và sáng tạo hơn”.

Bà Nguyễn Thị San nhấn mạnh, các sản phẩm từ nghề truyền thống đã mang lại nhiều lợi ích. Trước hết, góp phần cho công tác bảo tồn nghề truyền thống để khỏi bị thất truyền. Bên cạnh đó, sản phẩm của nghề sẽ làm cho sắc màu du lịch của Nghĩa Đô thêm độc đáo và hấp dẫn. Từ đó, lợi ích kinh tế sẽ có được khi các sản phẩm trở thành mặt hàng đối với du khách và thị trường gần xa. Mỗi tấm chăn thổ cẩm bán ra thị trường có giá từ 1.200 - 1.500 ngàn đồng tùy vào kích cỡ của chăn. Hay các vật dụng từ nghề đan lát được đan từ cật của cây giang trên rừng bán cho du khách hay địa phương nào đặt hàng, vật có thấp nhất cũng từ 50 - 60 ngàn đồng cho đến vài trăm ngàn đồng. Nhờ thế, việc duy trì nghề truyền thống sẽ mang lại nguồn thu nhập chính đáng cho người dân nơi đây.

Các sản phẩm nghề truyền thống ở Nghĩa Đô khá độc đáo và trở thành các vật dụng được trang trí tại các homestay… Vì thế, khi du khách dừng chân ở mỗi căn nhà sàn đều có cơ hội trải nghiệm không gian văn hóa từ các sản phẩm tại gian trưng bày của mỗi homestay. Tại đây, du khách vừa được thăm quan, giới thiệu để có thêm những hiểu biết về nghề truyền thống của dân tộc Tày, vừa có thể mua những vật dụng để làm món quà lưu niệm. Theo đánh giá và nhận định của du khách, du lịch cộng đồng Nghĩa Đô đẹp, yên bình và thân thiện. Người dân nơi đây chất phác, cởi mở và mến khách. Sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách. Mới đây, từ ngày 17 - 19/11/2023, tại Liên hoan Làng du lịch cộng đồng Tây Bắc mở rộng năm 2023 được tổ chức tại Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu (Hòa Bình), Làng du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô (đại diện cho tỉnh Lào Cai) đã đạt 02 giải Nhất của nội dung thi thuyết minh, giới thiệu về các làng du lịch cộng đồng và thi trưng bày gian hàng giới thiệu các sản phẩm văn hóa du lịch, quà tặng lưu niệm.

Có thể nói, việc chung tay bảo tồn và phát huy giá trị của nghề truyền thống trong phát triển du lịch cộng đồng của xã Nghĩa Đô đã và đang được chính quyền, đồng bào dân tộc Tày cụ thể hóa qua những chương trình, kế hoạch và việc làm cụ thể. Sản phẩm tạo ra từ nghề truyền thống đã phát huy giá trị không chỉ trong cuộc sống mà còn góp phần nâng tầm giá trị của sản phẩm trong phát triển du lịch. Từ đó, bản sắc văn hóa được gìn giữ và phát huy, là yếu tố không thể thiếu trong giới thiệu, quảng bá du lịch quê hương với bè bạn trong và ngoài nước.

dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Tiệm nước "0 đồng"

Tiệm nước "0 đồng"

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường Trần Phú (thành phố Lào Cai) đã quen thuộc với một tiệm nước nhỏ miễn phí ở số nhà 1446, tổ 10, phường Nam Cường. “Nước lạnh miễn phí”, “Hãy đến khi bạn cần, mỗi người 1 chai”, “Xin cảm ơn”, đó là những lời giới thiệu, lời mời dễ thương, thân thiện đến từ tiệm nước “0 đồng” của anh Nguyễn Thành Chiến và chị Lý Thu Hằng.

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.

Những người không nghỉ lễ

Những người không nghỉ lễ

Dịp lễ 30/4 - 1/5, người lao động cả nước được nghỉ 5 ngày. Trong khi nhiều người tranh thủ dịp lễ để nghỉ ngơi, đi du lịch, gặp gỡ người thân, bạn bè… thì có những người vẫn miệt mài với công việc của riêng mình.

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Là lực lượng tiên phong, xung kích trên mọi lĩnh vực, tuổi trẻ thị xã Sa Pa đã có nhiều hoạt động góp sức phát triển, quảng bá du lịch, xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa thân thiện với du khách trong và ngoài nước. Cùng với các lực lượng khác, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 70 đoàn viên, thanh niên thị xã Sa Pa đã phát huy sức trẻ cùng phân luồng giao thông, hướng dẫn du khách. Áo xanh tình nguyện xuất hiện trên khắp nẻo đường Sa Pa.

fb yt zl tw