Dự kiến lộ trình học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất quy định về học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông.

Dự thảo nêu rõ, đối với cơ sở giáo dục công lập: Mức học phí được xác định theo nguyên tắc bù đắp chi phí, có tích lũy hợp lý theo quy định của Luật Giá và lộ trình tính đủ chi phí phù hợp với từng cấp học, điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm.

Đề xuất quy định học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông.
Đề xuất quy định học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông.

Đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục: Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý theo quy định của Luật Giá. Thực hiện công khai theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm giải trình với người học, xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định; thuyết minh các yếu tố cấu thành giá, lộ trình, tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo (không quá 15% đối với đào tạo đại học; không quá 10% đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông).

Trên cơ sở báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục về tình hình thực hiện Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và Nghị định số 97/2023/NĐ-CP, về cơ bản các đơn vị đánh giá khung học phí (sàn - trần) hiện hành vẫn phù hợp với thực tế.

Đồng thời thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí thì mức học phí giáo dục mầm non (GDMN), giáo dục phổ thông (GDPT) là căn cứ để HĐND các tỉnh quyết định mức miễn, hỗ trợ học phí cho người học.

Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất giữ khung học phí (mức sàn - trần) của năm học 2025-2026 bằng mức học phí năm học 2022-2023 quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (gắn với mức độ tự chủ tài chính của cơ sở giáo dục).

Mức học phí của cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên:

Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Tối đa bằng 2 lần mức trần học phí của cơ sở chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.

Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí của cơ sở chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.

Lộ trình học phí

Từ năm học 2026 - 2027 đến năm học 2035 - 2036, mức trần học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm để đạt mốc tính đủ chi phí đào tạo vào năm học 2035 - 2036.

Từ năm học 2036-2037 trở đi, mức trần học phí được điều chỉnh phù hợp với khả năng chi trả của người dân, điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương nhưng tối đa không vượt quá tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm xác định mức học phí so với cùng kỳ năm trước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.

baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa hè ý nghĩa của trẻ em vùng cao

Mùa hè ý nghĩa của trẻ em vùng cao

Mùa hè của trẻ em thành phố là những chuyến du lịch cùng gia đình, về quê nội, ngoại hay khám phá các khu vui chơi cùng bố mẹ. Nhưng với trẻ em vùng cao, mùa hè là khoảng thời gian để giúp đỡ gia đình. Mùa hè với mỗi đứa trẻ đều có ý nghĩa khác nhau, dù đủ đầy hay vất vả, đều là những kỷ niệm đáng nhớ, đem lại nhiều bài học trong cuộc sống sau này.

Miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh

Miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 217/2025/QH15 về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, bên cạnh những con số ấn tượng về chất lượng thí sinh, nhà trường còn vinh danh 10 em học sinh xuất sắc giành vị trí thủ khoa ở 10 môn thi chuyên khác nhau. Trong những gương mặt xuất sắc ấy có em Nguyễn Bảo Ngọc - học sinh lớp 9A của chính ngôi trường này đã giành vị trí thủ khoa ở môn chuyên Văn. Đây là một trong những môn thi có tỷ lệ chọi cao nhất và đòi hỏi nhiều năng lực ở kỳ thi năm nay.

419 học sinh đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

419 học sinh đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành vừa công bố danh sách trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026, đánh dấu một năm thành công trong công tác tuyển sinh và thu hút nhân tài. 419 học sinh đã xuất sắc vượt qua kỳ thi đầy cạnh tranh để chính thức trở thành thành viên của ngôi trường danh tiếng này.

fb yt zl tw