Người Tày xã Tà Chải vui hội Xuống đồng

Trong không khí mùa xuân ấm áp, sáng 21/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), xã Tà Chải (huyện Bắc Hà) tổ chức Lễ hội Xuống đồng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Với người Tày xã Tà Chải đây là lễ hội cầu mùa, được tổ chức thường niên vào những ngày đầu năm mới.

z5178878551720_3049deed26f3e5b809c176d73d69130f.jpg
Lễ hội được tổ chức tại thôn Na Pắc Ngam.

Lễ hội được tổ chức gồm 2 phần, phần lễ và phần hội.

Phần lễ bắt đầu bằng nghi lễ rước đất và rước nước từ dòng suối đầu nguồn về sân tế lễ. Đi đầu là người đánh chiêng, hai người thổi kèn loa gỗ, theo sau là thầy cúng, đôi nam nữ khiêng đất và gùi nước dâng cúng, đi sau cùng là 2 người khiêng trống, vừa đi vừa đánh. Theo phong tục, mỗi thôn trong xã chuẩn bị một mâm cỗ để cúng tế. Các mâm lễ cúng là sản vật của địa phương để dâng tạ các vị thần đã phù hộ Nhân dân địa phương có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Sau đó, thầy Cả (người cúng chính của buổi lễ) và các thầy giúp việc đặt mâm lễ chính, tạ ơn trời đất, cầu sự ấm no, hạnh phúc cho mọi nhà.

Cuối phần lễ là nghi lễ xuống đồng (cày ruộng) với mong muốn đường cày may mắn đầu năm sẽ mang lại dân khang, vật thịnh, mùa màng bội thu.

Nghi lễ cúng tế kết thúc, dân làng chuyển sang phần hội với các trò chơi truyền thống. Những trò chơi được chọn trong lễ hội đều mang ý nghĩa cầu mùa, cầu sức khỏe, như ném còn, kéo co, đu quay…

Lễ hội xuống đồng Tà Chải được tổ chức với những nét văn hóa, nghi lễ, tín ngưỡng đặc trưng của đồng bào Tày nên có sức hấp dẫn lớn đối với Nhân dân và du khách.

Dưới đây là những hình ảnh đẹp tại lễ hội:

z5178878551730_4a0ab6ba7a15c2ddd412076fc354b89e.jpg
Ngay từ sáng sớm, khi đất trời thấm đẫm hơi sương, đoàn người thực hiện nghi lễ rước đất và rước nước từ dòng suối đầu nguồn về sân tế lễ.
z5178878572954_f38bbd2c4adf9488e46ea8aec4121bff.jpg
Thầy cúng làm lễ tế cầu người yên, vật thịnh, mưa thuận, gió hòa.
z5178878572532_27e9f288be9e1aa8023e63f22cdca6d5.jpg
Các thôn trong xã sửa soạn mâm lễ dâng cúng thần linh với tấm lòng thành kính.
z5178878551479_eeac1fb6a17ca8f6415a19b75682e55b.jpg
Sau lễ tế là các hoạt động văn hóa, văn nghệ cầu mong cuộc sống no ấm, an vui.
z5178878477863_074e051cc5f72ba83f320b7908a8392c.jpg
z5178878466223_01f425c1ffb51625278d3286ee3fb109.jpg
Tà Chải được biết đến là cái nôi của múa xòe cổ kết hợp với những điệu van cổ điển của Pháp, tạo nên nét văn hóa đặc trưng. Trong ngày hội vui, phụ nữ Tày xã Tà Chải lại duyên dáng trong những điệu múa xưa.
z5178878551739_e35c2bffbfa12637663b0ffa7c1e9d5c.jpg
Kéo co không chỉ là trò chơi mà còn là nghi lễ bắt buộc trong ngày hội xuống đồng với ý nghĩa "Kéo những điều thuận lợi, bình an về với dân làng". Trước khi hai đội kéo co, thầy cúng sẽ hướng về phía mặt trời lặn, gõ 3 hồi chiêng, đọc lời khấn: “Kéo lấy lúa lấy má, kéo lấy khỏe lấy mạnh”.
z5178878419494_f64495f0e1a17a70af35eded87b4d494.jpg
Lễ hội Xuống đồng xã Tà Chải thu hút rất đông du khách đến tham quan, trong đó có nhiều đoàn khách ngoại quốc.
z5178878430789_d389f52fd4cbaaf28beb25ff124661be.jpg
Du khách nước ngoài thích thú tham gia trò chơi đu quay cùng thiếu nữ Tày.
z5178878455373_2833e91176867641d0fd9ea350e06216.jpg
Tình yêu bên mùa lễ hội.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw