Người Tày giữ nghề làm thổ cẩm

LCĐT - Men theo giai điệu Khắp Nôm, chúng tôi về Văn Bàn một ngày cuối đông đầy nắng. Bên sườn núi, rặng cúc quỳ nở muộn vàng rực, lẫn trong triền xanh của cây lá là những đốm lửa trạng nguyên thắp đỏ… Nắng chiều dần phai, nhưng bên khung cửi của nghệ nhân Hoàng Thị Quanh, vẫn tiếng “lách cách” đều đặn con thoi đưa sợi qua lại để những vuông vải dài thêm. Thời gian buông chầm chậm trong nếp nhà sàn lá cọ, mặc cho ngoài sân, lác đác những bông hoa đào bật mầm nụ bé xinh nở sớm…

Phụ nữ Tày ở Làng Giàng duy trì nghề dệt vải thêu thổ cẩm.
Phụ nữ Tày ở Làng Giàng duy trì nghề dệt vải thêu thổ cẩm.

Nghệ nhân Hoàng Thị Quanh (xã Làng Giàng) đang lắp cuộn sợi, còn mấy phụ nữ cùng thôn, người thêu thùa hoa văn làm gối, người bật bông kéo sợi, tiếng nói cười vui vẻ, rộn vang cả nếp nhà sàn truyền thống của đồng bào Tày dưới chân núi Gia Lan. Vừa thoăn thoắt bện sợi dây bao dao, nghệ nhân Hoàng Thị Quanh vừa tâm sự: Giờ thế hệ trẻ người Tày ở Văn Bàn ít mặn mà với nghề dệt thêu thổ cẩm, làm đệm bông lau, chăn ga, gối… Chị em chúng tôi luôn trăn trở làm sao để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, truyền lại cho con cháu.

Hơn ai hết, những người đã ở vào tuổi “xưa nay hiếm” như bà Quanh và nhiều phụ nữ Tày ở Văn Bàn luôn đau đáu về việc giữ gìn bản sắc văn hóa đang dần mai một trong đời sống hiện đại. Bởi vậy, dù bận rộn với Câu lạc bộ Khắp Nôm và một số công việc ở xã, nhưng bà Quanh vẫn dành thời gian thêu gối, làm đệm ngồi thủ công, đây cũng là dịp cho con cháu trong nhà nhìn mà học tập.

Chị Hoàng Thị Điệp, thôn Nà Bay, xã Làng Giàng dẫn chúng tôi lên nhà sàn và giới thiệu bộ chăn, đệm, gối, đệm ngồi vẫn còn thơm mùi chàm của con dâu chị mới làm khi về nhà chồng. Chị bảo, dù có thể không nhiều người trẻ biết làm nữa, nhưng trong những bản làng người Tày ở mảnh đất bên dòng suối Chăn thơ mộng vẫn gìn giữ được phong tục khi về nhà chồng, người con gái sẽ làm chăn, đệm, gối, đệm ngồi tặng ông bà, bố mẹ và các anh chị em bên gia đình nhà chồng, đủ mỗi người 1 bộ. Phong tục thể hiện lòng tôn kính, hiếu thuận của con gái khi về nhà chồng, cũng là thể hiện với gia đình mới rằng mình cũng khéo tay, đảm đang…

Để có vải thêu, phụ nữ Tày phải chăm chỉ trồng bông, thu hái, tách bông khỏi hạt, bật bông cho tơi rồi vê bông thành lọn tròn để kéo sợi rồi mới dệt. Còn để thêu thổ cẩm, người Tày dùng sợi chỉ màu tạo nên những hoa văn trên vải. Đưa cho chúng tôi xem chiếc dây bao dao dệt hoa văn thổ cẩm tỉ mẩn, dài chừng 3 sải tay, bà Hoàng Thị Quanh bảo: Nhìn đơn giản vậy thôi, nhưng để dệt xong một chiếc dây bao dao phải mất cả tuần. Con gái Tày thường dệt chiếc dây này tặng người mình yêu thương với lời gửi gắm “Em tặng anh chiếc dây đan/Để anh lên núi Gia Lan chặt vầu”. Vừa nói bà Quanh vừa hát cho chúng tôi nghe bài dân ca bằng tiếng Tày về chiếc dây bao dao.

Cùng với giai điệu Khắp Nôm, những sản phẩm dệt thủ công truyền thống của người Tày giúp “nhận diện” về miền di sản của người Tày ở vùng đất Văn Bàn. Thế nên, hồn quê hương được neo giữ trong từng hoa văn, trong từng sản phẩm, mà ở đó chất chứa yêu thương. Mộc mạc, giản dị nhưng cũng đầy sắc màu độc đáo, làm nên bản sắc riêng thổ cẩm người Tày ở vùng này. Văn hóa là cuộc sống, chính vì vậy, trong những sản phẩm gối, đệm của đồng bào Tày, có thể nhận hình ảnh cách điệu mô phỏng con nhện, cây cỏ bợ, lá cọ và hoa lá trong vườn nhà… rất gần gũi với cuộc sống đời thường.

Đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng hằng ngày, bà Phùng Thị Tưởng, Chủ nhiệm Hợp tác xã thổ cẩm thị trấn Khánh Yên vẫn miệt mài bên khung cửi truyền thống, bên chiếc máy may cũ kỹ, rồi thêu thêu, dệt dệt không ngừng tay. Bởi, với người phụ nữ đã đi gần hết chặng đường của cuộc đời, được làm những sản phẩm truyền thống của dân tộc mình là một niềm vui, cũng là bảo tồn, giữ gìn, truyền lại cho đời sau nghề của cha ông… “Còn sức khỏe trời cho ngày nào, tôi vẫn sẽ làm thổ cẩm, vì đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi”, bà Tưởng chia sẻ.

Không chỉ có vậy, Hợp tác xã thổ cẩm truyền thống của bà Tưởng còn đáp ứng các đơn đặt hàng từ các vùng đồng bào người Tày trong huyện, trong tỉnh và các vùng phụ cận. Những sản phẩm truyền thống của Hợp tác xã còn theo chân gia chủ đến từng nhà, trang trí không gian sống mang màu sắc quê hương, dân tộc mình trong đó.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sau đó chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km trước khi hòa vào đại dương bao la. Trên địa phận Việt Nam, dòng sông chảy qua 9 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Những mạch nguồn văn hóa được kết tinh, phát huy cả ngàn đời nay dọc dòng sông lớn đã tạo nên dòng chảy văn hóa, nền văn hóa sông Hồng mang những nét riêng có.

Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Cùng với tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa chứa đựng hoạt động tín ngưỡng tâm linh độc đáo, trong hành trình đến với vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tìm hiểu, trải nghiệm không gian diễn xướng, nghệ thuật trình diễn dân gian của những làn điệu dân ca. Mỗi lời hát, điệu múa thấm đượm tình người hồn hậu, tạo nên nét văn hóa độc đáo ở các vùng quê nơi dòng "sông Mẹ" chảy qua.

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

fb yt zl tw