Người dân nô nức tham dự Lễ hội đền Phúc Khánh

LCĐT - Sáng 31/1 (tức mùng 10 tháng Giêng), tại thị trấn Phố Ràng (huyện Bảo Yên), hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã nô nức tham dự Lễ hội đền Phúc Khánh.

Dự lễ hội có đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao; Huyện ủy, UBND huyện Bảo Yên.

Người dân nô nức tham dự Lễ hội đền Phúc Khánh ảnh 1
Quang cảnh lễ hội.
Người dân nô nức tham dự Lễ hội đền Phúc Khánh ảnh 2
Các đại biểu tham dự lễ hội.
Người dân nô nức tham dự Lễ hội đền Phúc Khánh ảnh 3
Người dân nô nức tham dự Lễ hội đền Phúc Khánh ảnh 4
Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ công lao của các Chúa Bầu.

Lễ hội đền Phúc Khánh là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của các Chúa Bầu - những người đã có công bảo vệ sự bình yên của đất nước và xây dựng vùng đất Phố Ràng trong một giai đoạn của lịch sử nước nhà.

Người dân nô nức tham dự Lễ hội đền Phúc Khánh ảnh 5
Người dân nô nức tham dự Lễ hội đền Phúc Khánh ảnh 6
Người dân nô nức tham dự Lễ hội đền Phúc Khánh ảnh 7
Sau 2 năm tạm hoãn tổ chức do ảnh hưởng của dịch bệnh, năm nay lễ hội thu hút rất đông người dân và du khách.
Người dân nô nức tham dự Lễ hội đền Phúc Khánh ảnh 8
Lễ hội diễn ra trong không khí trang nghiêm, trật tự an ninh được đảm bảo.

Thông qua lễ hội góp phần giáo dục truyền thống cho Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về lịch sử của dân tộc, từ đó nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp và tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá trường tồn.

Người dân nô nức tham dự Lễ hội đền Phúc Khánh ảnh 9
Người dân nô nức tham dự Lễ hội đền Phúc Khánh ảnh 10
Người dân nô nức tham dự Lễ hội đền Phúc Khánh ảnh 11
Các môn thi đấu thể thao và trò chơi dân gian được tổ chức tạo không khí vui tươi trong dịp đầu năm Quý Mão 2023.

Đền Phúc Khánh ngày nay nằm trong khu Thành cổ Nghị Lang, được xây dựng vào thế kỷ XVI. Cả đền và thành cổ đều gắn liền với hai nhân vật Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật và dòng họ Vũ.

Năm 2001, đền Phúc Khánh và Thành cổ Nghị Lang đã được Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw