Nghĩa Lộ mùa quả chín

Hè về, thị xã Nghĩa Lộ ngập tràn trong cây trái, không chỉ mang về thu nhập tốt cho nông dân mà còn mở ra cơ hội phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp độc đáo.
Thị xã Nghĩa Lộ hiện có khoảng 520 ha cây ăn quả, sản lượng hàng năm ước đạt gần 1.000 tấn quả với đa dạng các loại cây trái, tập trung nhiều nhất vào mùa hè. Từ tháng 4 đến tháng 6, mận, dưa lê, dưa bở, dưa hấu, vải, xoài, ổi bước vào chính vụ; tháng 7 đến tháng 9 là nhãn, na, thanh long... Trong số cây trái mùa hè, có lẽ, mận là cây trồng được mong chờ nhiều nhất, đặc biệt là khi năm nay chính vụ  muộn gần 1 tháng so với mọi năm. Vườn mận của anh Phạm Văn Rừng ở thôn 8, xã Nghĩa Lộ đang bước vào mùa thu hoạch với những chùm mận to tròn, sai lúc lỉu. 
Anh Rừng cho biết: "Thông thường, từ đầu tháng 5, chúng tôi sẽ bước vào mùa thu hái mận chính vụ. Nhưng do năm nay là năm nhuận cộng với một số yếu tố về thời tiết mà mận năm nay phải đến cuối tháng 5 mới được thu hoạch. Vì thế, mùa mận trái vụ lại được kéo dài nên thu nhập cũng nhỉnh hơn năm trước một vài chục triệu đồng. Canh tác mận chính vụ hay trái vụ, tôi cũng luôn tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, chỉ bón phân hữu cơ và sử dụng thuốc phòng trừ sâu, bệnh nguồn gốc sinh học lúc ra hoa và bắt đầu đậu quả kết hợp với các bẫy sinh học để bắt ruồi vàng. Như vậy, sản phẩm được cách ly gần 2 tháng mới thu hoạch nên đảm bảo an toàn, có thể ăn ngay trực tiếp tại vườn”. 
Từng cây mận được anh Rừng chăm sóc theo đúng kỹ thuật, cây còn được trồng theo hàng lối, cây cách cây 7m đủ để cho tán phát triển. Với 100 gốc mận trên 10 năm tuổi, dự kiến, năm nay, anh thu trên 10 tấn quả chính vụ và hơn 7 tạ trái vụ, thu về gần 200 triệu đồng. Theo những người trồng mận ở Nghĩa Lộ, mận có 3 lần ra hoa. Ngoài chính vụ vào khoảng tháng 1, trái vụ sẽ có hoa vào tháng 11 và tháng 3 hằng năm, nhưng vụ này hoa ít, đậu quả không nhiều, song giá trị lại cao hơn hẳn. Nếu chính vụ chỉ bán được trung bình 15.000 đồng/kg thì trái vụ được 60.000 đồng/kg.
Cùng với mận, các loại dưa, như: dưa hấu, dưa lê, dưa bở, dưa chuột cũng đang vào vụ. Có lẽ, cây ăn quả hợp đất, hợp khí hậu vùng này nên không cần đầu tư, chăm bẵm nhiều mà vẫn phát triển cho năng suất, sản lượng tốt. 
Bà Hoàng Thị Thủy ở thôn Bản Khinh, xã Thanh Lương chia sẻ: "Trước đây, đất này trồng lúa mà thiếu nước nên vụ được vụ không. Ấy thế mà chuyển sang trồng dưa lê, dưa hấu lại hợp lắm. Chỉ cần tý phân bón cùng chăm sóc đúng kỹ thuật, tỉa nhánh, thụ phấn mà năng suất, sản lượng đều cao hơn hẳn, gấp 5 lần trồng lúa. Bình quân 1ha cho thu nhập khoảng 80 - 100 triệu đồng/vụ, 1 năm trồng được 2 vụ, đến vụ đông vẫn trồng được cây rau màu”. 
Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu của thị trường, vài năm trở lại đây, người trồng cây ăn quả thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, chú trọng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học và tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch hại thủ công. Người dân nơi đây cũng đã loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng thuốc trừ cỏ trong sản xuất, tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân chuồng ủ hoai mục. Nhờ đó, sản phẩm tạo ra đảm bảo an toàn, được người tiêu dùng đón nhận tích cực. 
Ông Hoàng Trung Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lộ chia sẻ: "Thời gian vừa qua, xã Nghĩa Lộ bắt đầu đón một vài đoàn khách du lịch tới các vườn cây trái trên địa bàn để trải nghiệm làm nông nghiệp, tự tay thu hoạch. Hầu như đoàn khách nào đến cũng mua hàng yến quả về làm quà. Có người còn lấy số điện thoại, về lại mua thêm. Nông dân mừng vì sản phẩm bán được giá cao; địa phương cũng mừng vì có địa điểm mới thu hút khách. Với vùng chuyên canh cây ăn quả gần 250ha, chúng tôi hy vọng chính quyền cấp trên, ngành chức năng có định hướng, hướng dẫn phát triển trải nghiệm này thành sản phẩm du lịch, đồng thời, tích cực quảng bá, giới thiệu trên các nền tảng số, phương tiện truyền thông”.
Quả thực, khi trải nghiệm này được xây dựng một cách bài bản thì đây không chỉ là cách thức hiệu quả để tiêu thụ sản phẩm nông sản địa phương mà còn tạo ra một sản phẩm du lịch, một điểm nhấn ấn tượng trên hành trình du lịch miền Tây Yên Bái.
Hoài Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Ngày 16/7/2025, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa và có buổi làm việc với các xã Khánh Hòa, Mường Lai, Lục Yên, Lâm Thượng, Tân Lĩnh nhằm đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Về miền gạo đặc sản

Về miền gạo đặc sản

Tri thức canh tác lúa nước truyền thống của đồng bào các dân tộc cùng địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước tưới đặc biệt đã giúp tỉnh Lào Cai sở hữu những vùng chuyên canh lúa đặc sản nổi tiếng.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

Hội tụ đủ ba tiêu chí thiết thực: Mua dễ nhờ ưu đãi chồng ưu đãi, lái dễ vì xe nhỏ gọn, và chi phí sử dụng cực thấp, VinFast VF 3 đang trở thành lựa chọn hàng đầu để người trẻ “lên đời” 4 bánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 16/7, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa, nắm bắt tiến độ và đối thoại trực tiếp với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại các xã Khánh Hòa, Mường Lai và Lục Yên.

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) ĐÃ VÀ ĐANG TRỞ THÀNH LĨNH VỰC CÓ ẢNH HƯỞNG QUAN TRỌNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA NÓI CHUNG, ĐỊA PHƯƠNG NÓI RIÊNG. TẠI LÀO CAI, THỊ TRƯỜNG TMĐT NGÀY CÀNG ĐƯỢC MỞ RỘNG, VỚI SỰ ĐA DẠNG VỀ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG, NHIỀU ĐỐI TƯỢNG THAM GIA. VẤN ĐỀ NÀY ĐẶT RA NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ, ĐÒI HỎI CẦN CÓ GIẢI PHÁP KỊP THỜI VÀ PHÙ HỢP, TRÁNH THẤT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Thời gian qua, để nâng cao giá trị sản xuất lúa, Hà Nội đẩy mạnh phát triển vùng trồng tập trung theo hướng an toàn VietGAP, hữu cơ. Cùng với đó, các địa phương đẩy mạnh đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất sản phẩm an toàn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu.

fb yt zl tw