Nghị quyết 57: Động lực 'đòn bẩy' cho kinh tế - xã hội

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt các nghị quyết của Bộ Chính trị diễn ra tuần qua, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, những đổi mới, cải cách mà chúng ta đang triển khai không chỉ là yêu cầu khách quan của phát triển mà còn là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc. 

3.jpg
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57- NQ/TW định hướng xây dựng Đà Nẵng mới trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, công nghệ cao và khởi nghiệp quốc gia.

Những đổi mới, cải cách tập trung vào bốn đột phá chiến lược được coi là “bộ tứ trụ cột”, bao gồm các Nghị quyết số 57-NQ/TW, Nghị quyết số 59-NQ/TW, Nghị quyết số 66-NQ/TW, Nghị quyết số 68-NQ/TW, để giúp đất nước ta cất cánh.

Với Nghị quyết số 57-NQ/TW, Bộ Chính trị xác định rõ, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá chiến lược, động lực chủ yếu thúc đẩy hiện đại hóa đất nước, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.

Tổng Bí thư yêu cầu phải nhận thức sâu sắc khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo không chỉ là phương tiện hỗ trợ, mà phải được xác định là nền tảng phát triển và lực đẩy chủ yếu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên mới...

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp phải chỉ đạo quyết liệt, cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết thành chương trình, kế hoạch hành động thiết thực; đồng thời xác định trách nhiệm rõ ràng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện, bảo đảm sự chuyển biến thực chất trong toàn hệ thống.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết; chỉ đạo của Bộ Chính trị và đồng chí Tổng Bí thư, Thành ủy Đà Nẵng đã sớm ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW. Nêu rõ quan điểm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính phát triển kinh tế - xã hội thành phố, Đà Nẵng coi đây là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, cải cách hành chính, tạo bứt phá phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Với 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thành ủy đặt mục tiêu đến năm 2030, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của thành phố đạt mức tiên tiến trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu toàn quốc và nhóm các thành phố dẫn đầu của khu vực Đông Nam Á; chỉ số chuyển đổi số, phát triển chính phủ điện tử, an toàn thông tin mạng và lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhóm 3 địa phương dẫn đầu toàn quốc và chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) trong tốp 5 toàn quốc.

Trong đó, mục tiêu gần là hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối, đồng bộ với mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực Đông Nam Á; từ năm 2025, chính quyền thành phố triển khai chỉ đạo, điều hành trên dữ liệu số, môi trường số; hầu hết dịch vụ cung cấp cho người dân đều sử dụng qua tài khoản VNeID và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đến năm 2028, phấn đấu hoàn thành 100% các ứng dụng số; 100% các dữ liệu phục vụ công tác chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị được số hóa và quản lý trên môi trường số...

Thành ủy Đà Nẵng giao Đảng ủy Các cơ quan Đảng thành phố, Đảng ủy Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo triển khai và ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện. Các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện, triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trong đó, triển khai khu chức năng công nghiệp công nghệ số và đổi mới sáng tạo thuộc Khu thương mại tự do Đà Nẵng; các giải pháp công nghệ, công nghệ tài chính tại Trung tâm tài chính thành phố Đà Nẵng. Ưu tiên bố trí kinh phí và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đặc biệt là các cơ chế, chính sách thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội, Đề án “Đà Nẵng - thành phố đổi mới sáng tạo”, chương trình, chính sách phát triển vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển tài sản trí tuệ...

Để hiện thực hóa các mục tiêu bảo đảm chất lượng, thời hạn đề ra, tạo động lực “đòn bẩy” cho phát triển kinh tế - xã hội, nhân lực chất lượng cao vẫn là yếu tố “then chốt”. Xây dựng, triển khai cơ chế thu hút, trọng dụng, giữ chân các nhà khoa học, chuyên gia, người có tài năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố là “bài toán” luôn cần lời giải hay.

Với việc áp dụng cơ chế đặc thù, thành phố Đà Nẵng kỳ vọng sẽ xây dựng, kết nối và phát triển mạng lưới giảng viên, nhà khoa học, chuyên gia trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và các nhà khoa học quốc tế, hình thành các nhóm nghiên cứu chuyên sâu về khoa học, công nghệ, kỹ thuật then chốt và các lĩnh vực được thành phố lựa chọn ưu tiên phát triển.

Thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm đã lan tỏa mạnh mẽ quyết tâm chính trị đến toàn hệ thống chính trị, đó là chúng ta muốn tiến nhanh, tiến vững chắc trong kỷ nguyên mới, không có con đường nào khác ngoài con đường khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chúng ta phải quyết tâm cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn, sáng tạo bứt phá hơn, biến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thật sự trở thành nền tảng và động lực then chốt đưa đất nước vươn tới những tầm cao mới.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điện lực Bảo Thắng đảm bảo an toàn thi công dự án đường dây 500 kV đoạn Lào Cai - Vĩnh Yên

Điện lực Bảo Thắng đảm bảo an toàn thi công dự án đường dây 500 kV đoạn Lào Cai - Vĩnh Yên

Trong những ngày qua, dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên đang bước vào giai đoạn thi công nước rút. Là đơn vị trực tiếp quản lý lưới điện trên địa bàn, Điện lực Bảo Thắng (Công ty Điện lực Lào Cai) đã chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn điện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kéo dây.

Giá trị mới từ phụ phẩm lâm nghiệp

Giá trị mới từ phụ phẩm lâm nghiệp

Tại huyện Bảo Yên, những phụ phẩm lâm nghiệp như vỏ cây, cành, ngọn, mùn cưa, ván vụn… vốn bị xem là rác thải, nay đang được “hồi sinh” thành viên nén sinh học, một sản phẩm có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xử lý chất thải trong ngành chế biến lâm sản mà còn tạo việc làm cho người dân địa phương.

Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ.

Công nhân Điện lực gắn biển cảnh báo an toàn lên những cây cao có nguy cơ đổ vào đường dây điện.

Tăng cường công tác bảo đảm hành lang an toàn lưới điện

Với hơn 3.400 km đường dây trung, cao thế và 1.871 trạm biến áp, phục vụ hơn 221 nghìn khách hàng trên toàn tỉnh, hàng năm, Công ty Ðiện lực Lào Cai đã triển khai nhiều biện pháp đảm bảo hành lang an toàn lưới điện, đặc biệt là lưới điện cao áp. Từ đó đề phòng sự cố, giúp việc cấp điện diễn ra an toàn, ổn định.

fb yt zl tw