Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ đời này sang đời khác, mang trong mình giá trị đặc trưng của dân tộc.

Theo truyền thống, tết Thanh Minh của người Bố Y được xác định sau ngày Lập xuân 45 ngày hoặc sau ngày Đông chí 105 ngày. Năm 2024, tiết Thanh Minh của người Bố Y diễn ra vào ngày 4/4 dương lịch (tức ngày 26/2 âm).

Trong các phong tục văn hóa truyền thống của người Bố Y ở Mường Khương thì tết Thanh Minh có nét đặc sắc riêng, với những nghi thức như tảo mộ, cúng thần linh, cúng tổ tiên để tri ân, cầu sự bình yên và an lành trong cuộc sống. Đây cũng là dịp để mọi người trong họ tộc sum họp, thăm hỏi, động viên nhau và bàn việc làm ăn trong năm.

Theo phong tục của người Bố Y, đầu năm, khi chuẩn bị gần đến dịp tết Thanh Minh, trưởng họ sẽ chọn ngày, giờ tốt để thông báo với các gia đình thành viên trong họ tập trung ra mộ tổ để tảo mộ (dọn dẹp cây cỏ, đắp mộ sạch đẹp), làm cỗ cúng thần linh, tổ tiên theo nghi lễ truyền thống.

thanh minh (2).jpg
Trường họ Dì Phủng Chấu làm lễ xin phép được tảo mộ.

Dịp tết Thanh minh năm nay, phóng viên được Trưởng họ “Dì” - một dòng họ lớn của người Bố Y ở thôn Lao Hầu, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương cho tham dự nghi lễ cúng Thanh Minh của dòng họ.

Từ sáng sớm, khi mặt trời còn chưa lên khỏi rặng thông trên núi, các thành viên của dòng họ “Dì” do Trưởng họ Dì Phủng Chấu dẫn đầu đã băng đồng, vượt đồi đến phần mộ tổ đặt ở một ngọn đồi đầu thôn.

Trước khi bắt tay vào thực hiện các nghi lễ cúng tết Thanh Minh ở mộ tổ, ông Dì Phủng Chấu phải đến thắp hương xin phép thổ địa ở một ngôi miếu nhỏ được dựng gần phần mộ tổ. Trong lời cúng xin có câu: “Hôm nay, dòng họ “Dì” tổ chức Thanh Minh cho các cụ tổ tiên trong họ, vậy xin thổ địa cho phép… và mời thổ địa cùng đến thụ lộc…”.

thanh minh (4).jpg
Các con, cháu trong dòng họ cùng nhau dọn dẹp cây cỏ, đắp thêm đất cho phần mộ các cụ.

Sau khi xin phép thổ địa, trưởng tộc đến thắp nén hương xin phép tổ tiên cho mọi người dọn dẹp cỏ dại, vệ sinh sạch sẽ khu vực mộ phần của tổ tiên và tổ chức làm cỗ cúng tại khu vực gần phần mộ. Tiếp đó, mọi người sẽ phân công cho thanh niên trẻ khỏe dọn cỏ, xúc đất lấp đầy và đắp lại mộ cho đẹp đẽ; các con, cháu gái mổ gà, đồ xôi, còn đàn ông mổ lợn, để nguyên cả con mang đi quay vàng làm mâm cỗ cúng tổ tiên.

thanh minh (9).jpg
Theo phong tục truyền thống, người Bố Y thường mổ lợn và quay vàng để dâng lễ nguyên con vào ngày Thanh Minh.
thanh minh (3).jpg
Các con, cháu cùng nhau sắp mâm lễ để dâng cúng ông, bà, tổ tiên.

Các vật phẩm cúng tổ tiên của người Bố Y được chuẩn bị cẩn thận, theo đúng truyền thống và quan điểm tâm linh của dân tộc. Trong lễ cúng Thanh Minh có hai lễ khác nhau, thứ nhất là lễ các vật phẩm như tiền vàng, đồ mã (các vật phẩm mà người sống dâng tặng người đã mất như quần áo, mũ, giày, dép…) và mâm cỗ cúng. Trong mâm cỗ cúng, quan trọng nhất là con lợn quay và xôi, thịt, hoa quả, rượu trắng. Theo phong tục truyền thống, con, cháu sẽ mang biếu các cụ già 1 con gà và hoa quả, bánh kẹo... để làm lễ.

thanh minh (10).jpg
thanh minh (7).jpg
Sau khi mâm lễ được sắp đầy đủ, trưởng họ sẽ đọc bài cúng mời gọi ông, bà, tổ tiên về ăn cơm cùng con, cháu.

Sau khi các con cháu dọn vệ sinh và đắp mộ gọn gàng, cũng là lúc mâm lễ cúng được bày ra trước mộ. Lúc này, trưởng họ sẽ rót rượu ra các chén và thực hiện nghi lễ cúng.

Nội dung bài cúng đại ý bày tỏ lòng tôn kính tới các vị thần linh, tổ tiên và cầu xin các cụ tổ phù hộ cho con cháu trong dòng họ được mạnh khỏe, đoàn kết, hạnh phúc; cầu xin cho cây trồng được tốt tươi, trâu bò khỏe mạnh, mùa màng bội thu… Khi trưởng họ làm lễ cúng thì các con, các cháu phải đứng bên cạnh để chứng kiến.

Sau khi lễ cúng được tiến hành xong, mọi người bày cỗ trên khu đất bằng bên cạnh mộ ăn cơm, uống rượu vui vẻ. Khi đó, người già sẽ kể lại những câu chuyện về người thân đã khuất, ôn lại những kỷ niệm buồn, vui trong quá khứ và chỉ bảo, truyền dạy cho người trẻ các nghi thức về lễ cúng trong tết Thanh Minh. Các bà, các chị cũng trò chuyện, tâm sự, chia sẻ buồn vui trong cuộc sống, kinh nghiệm làm ăn… Qua bữa cơm, tình cảm các thành viên trong dòng họ được gắn kết. Nhờ đó, mối quan hệ gắn bó của các thành viên trong dòng họ được củng cố hơn nữa.

thanh minh (8).jpg
Người Bố Y cắm "cây tiền" để tỏ lòng hiếu kính tới người đã khuất.

Sau bữa cơm thân tình, con cháu người Bố Y sẽ đốt mã và cắm cây tiền lên trên mộ tổ tiên với thành ý biếu người đã khuất. Những “xâu tiền” bằng giấy trắng được bó thành từng bó treo lên cành cây, trong đó bó tiền cuốn bằng giấy đỏ là của các con trai, bằng giấy xanh là của các con gái, bằng giấy vàng là của các cháu gửi biếu.

thanh minh (5).jpg
tm.jpg
tm1.jpg
Ngày tết Thanh Minh, người Bố Y khắp các thôn, bản vùng cao Mường Khương dù bận mấy cũng cố gắng tụ họp đầy đủ để cùng anh, em, con, cháu tảo mộ, tưởng nhớ ông, bà, tổ tiên.

Tết Thanh Minh của đồng bào dân tộc Bố Y, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương là nghi lễ độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác, nhắc nhở mọi người nhớ về tổ tiên, quê hương, nguồn cội.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Chứa đựng tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tiếp nối trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ, nghệ thuật truyền thống giúp gắn kết với cội nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy sáng tạo. Bảo tồn, kế thừa, phát huy mạnh mẽ hơn nữa những giá trị của nghệ thuật truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và khẳng định dấu ấn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới, lan tỏa năm châu” để quảng bá, giới thiệu bánh mì Việt Nam đến với đông đảo du khách. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 3 năm 2025.

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Việc ra đời Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên tại Việt Nam vào giữa tháng 3 vừa qua đánh dấu một hoạt động văn hóa chuyên biệt, độc đáo trong đời sống văn hóa nước nhà. Chính thức khai trương tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, Bảo tàng mở ra một không gian sáng tạo trưng bày những tác phẩm kính màu từ khắp nơi trên thế giới.

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của người Nùng Dín ở huyện vùng cao Mường Khương chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên váy áo, khăn đội đầu, giày vải, địu và mũ của trẻ em…

fb yt zl tw