Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Thuyền rồng trong lễ quét làng của người Bố Y

Thuyền rồng trong lễ quét làng của người Bố Y

Bố Y là nhóm dân tộc rất ít người, sinh sống ở một số xã vùng cao của huyện Mường Khương. Trong kho tàng văn hóa của cộng đồng dân tộc ấy có một nghi thức cộng đồng độc đáo, giàu bản sắc nhưng ít người biết tới, đó là lễ quét làng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trước đây, theo tục lệ, cứ đến ngày 2 tháng 2 theo lịch âm, các bản, làng người Bố Y tổ chức lễ quét làng. Tuy nhiên hiện nay, việc thực hiện nghi lễ này có nhiều thay đổi, lễ quét làng chỉ thực hiện vào những năm được thầy cúng xem là xấu, bất lợi đối với bà con, dân bản. Tục xưa truyền lại rằng lễ quét làng sẽ quét đi các loại tà ma, dịch bệnh, bảo vệ dân làng, vật nuôi.

3.jpg

Ông Lùng Chử Giàng là thầy cúng ở thôn La Hầu, xã Thanh Bình, người cao niên ở thôn, cũng là một trong số ít người am hiểu về lễ quét làng cho biết: Nghi lễ quét làng bắt đầu từ miếu thờ Thần thổ địa, sau đó đến các gia đình và kết thúc ở một địa điểm gần nguồn nước cuối thôn. Lễ quét làng ở thôn Lao Hầu diễn ra gần đây nhất là năm 2018.

2.jpg

Sau khi họp bàn cả thôn, các hộ thống nhất khoản đóng góp, phân công công việc và chuẩn bị lễ vật dùng cho nghi lễ gồm chó, gà, mảnh bát vỡ, ngói vỡ, cành đào, cỏ gianh, rượu, thịt, chè và đặc biệt là không thể thiếu một chiếc thuyền rồng.

Thầy cúng Lồ Dìn Sèng, thôn Chúng Chải A, thị trấn Mường Khương là một trong số ít người có thể thực hiện lễ quét làng của thôn. Theo ông Sèng, thuyền rồng được làm từ những cây tre, vầu dẻo dai, thuyền dán giấy màu trang trí, đồng bào Bố Y quan niệm rằng chiếc thuyền rồng chở những loại tà ma, những điều xấu, rủi ro mang đi xa.

1.jpg

Sau khi thực hiện các nghi lễ ở miếu thờ thổ địa, thuyền rồng được khiêng để thầy cúng làm nghi thức quét tà ma ở từng hộ trong thôn, khi đến khu vực cuối thôn, nơi gần nguồn nước, thầy cúng sẽ thực hiện nghi lễ cuối cùng với bài cúng riêng. Kết thúc bài cúng, thầy cúng và các hộ sẽ đốt thuyền rồng và lá bùa, sau đó thả tro trôi theo dòng nước để các loại tà ma, những điều xấu đi xa, không thể quay trở lại để làm hại dân bản.

Ivory Ripped Paper Vintage Travel Instagram Reel Cover.jpg

Theo sự thay đổi của thời cuộc, nghi thức cộng đồng độc đáo này hiện không còn được thực hiện thường xuyên, vậy nhưng trong tâm thức của đồng bào Bố Y, lễ quét làng vẫn là một nghi lễ linh thiêng, gắn kết cộng đồng. Nghi lễ độc đáo đó thể hiện khát khao, mong muốn của tộc người rất ít người về cuộc sống ấm no, người người khỏe mạnh, bình an, bản làng ấm êm và hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngọt ngào hương cau

Ngọt ngào hương cau

Hoa cau thường nở vào cuối Xuân đầu Hạ hằng năm. Hoa cau trắng ngà mang vẻ đẹp độc đáo, quyến rũ và hương thơm dịu ngọt, ngan ngát theo làn gió thổi, len lỏi vào từng con ngõ, đường quê, mảnh vườn... 

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25 - 29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta.

fb yt zl tw