Nghệ thuật chèo, có hiện đại được không?

Đã rất lâu chưa có vở chèo nào gây được ấn tượng. Thực tế đó đặt ra nhiều vấn đề cho đội ngũ nghệ sĩ sáng tạo, những nhà quản lý, nhà nghiên cứu - lý luận… Xung quanh vấn đề này, NSND Quốc Trượng- giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội đã chia sẻ với phóng viên Đại Đoàn Kết. 

PV: Ông đánh giá thế nào về sân khấu chèo hiện nay?

NSND Quốc Trượng: Đặc trưng của ngôn ngữ chèo là ngôn ngữ thơ, nói vần, chuẩn bị cho các cách nói lối và hát các làn điệu. Đặc trưng này đã trở thành kim chỉ nam cho các vở chèo dù thể hiện bất cứ đề tài nào vẫn giữ được hồn cốt của nó. Đi vào mảng đề tài dân gian và lịch sử dường như đã trở thành lợi thế của sân khấu chèo.

NSND Quốc Trượng.
NSND Quốc Trượng.

Hai mảnh đất này dường như vẫn còn màu mỡ và hấp dẫn đối với nghệ thuật chèo. Phát huy tốt tiềm năng nội lực, nghệ thuật chèo đã thỏa sức cày xới, vun trồng và ngụp lặn với những thành quả mĩ mãn của mình. Song cũng chính vì điều này mà chèo của chúng ta hiện nay đang trở thành một anh chàng lười, ỳ ạch và có phần cứng nhắc khi bước chân sang một địa hạt khác.

Đó là những vở diễn thể hiện những đề tài xã hội nóng bỏng, những vấn đề chính trị và đời sống, kể cả những vấn đề lớn có tính khu vực và toàn cầu… Những vấn đề này đang diễn ra liên tục hàng giờ, hàng ngày, đang nhận được sự quan tâm của tất cả mọi người, nhiều loại hình nghệ thuật. Ấy vậy mà nó lại nhận được sự hờ hững, ngại ngùng, thiếu quan tâm từ nghệ thuật chèo.

Vậy theo ông, sân khấu chèo cần phải thay đổi gì để thích ứng với sự phát triển?

-Tôi nghĩ rằng, chúng ta cần biết chắt lọc tinh hoa của nghệ thuật chèo chứ đừng quá cứng nhắc, cố thủ những nguyên tắc của chèo truyền thống khi đi vào thể hiện đề tài hiện đại. Nguyên tắc tự sự trong chèo rõ ràng không đủ sức theo kịp, không đủ độ với những câu chuyện phản ánh những đề tài nóng bỏng, gay gắt của xã hội.

Một vở diễn kể một câu chuyện bi kịch của một gia đình vì cơn sốt đất đai thời gian gần đây mà chúng ta kể chuyện từ đầu đến cuối, nhân vật ra độc thoại và tự kể bằng thứ ngôn ngữ xa lạ với ngôn ngữ hàng ngày, ngôn ngữ thơ thì ắt hẳn vở diễn sẽ không thành công như mong đợi. Vai trò của múa trong chèo truyền thống không chỉ là phụ họa mà còn góp phần quan trọng và cùng với các yếu tố khác quyết định tư tưởng vở diễn.

Một cô Thị Màu múa với niềm khao khát về một tình yêu vượt trên lễ giáo, một nàng Súy Vân múa với sự đau đớn và quyết liệt giải phóng số phận, khán giả hôm nay xem sẽ thấy hay. Nhưng trên sân khấu chèo hiện đại, chúng ta cho những anh công nhân, kỹ sư điện tử múa thì sẽ như thế nào?

Cảnh trong vở Thị Mầu lên chùa.
Cảnh trong vở Thị Mầu lên chùa.

Cả những mô hình nhân vật. Nhân vật của sân khấu chèo hiện đại là những bác sĩ, công nhân, những nhà trí thức, giám đốc, thứ trưởng, kể cả lãnh tụ đất nước. Tính chất công việc và vai trò xã hội của họ cũng khác biệt. Những nhân vật này đã bật ra khỏi hẳn những mô hình nhân vật đào, lão, kép, hề… trong chèo truyền thống.  

Có phải chúng ta đã cứng nhắc trong việc làm mới chèo?

-Sở dĩ chúng ta cứ mãi né tránh và rụt rè với những vở diễn về đề tài hiện đại vì sân khấu của chúng ta tự giam mình bởi “những nguyên tắc của sân khấu chèo truyền thống”. Sân khấu chèo của chúng ta vì quá phô diễn những đặc trưng riêng về hát, múa, diễn mà quên mất nhiệm vụ truyền đạt thông tin, tính thời sự trong một vở diễn hiện đại. Chính vì những điều này mà chúng ta phản ánh những đề tài hiện đại thiếu tính chân thực.

Chúng ta quên đi yếu tố khán giả. Nghệ sỹ chúng ta làm văn nghệ phục vụ khán giả, ấy vậy mà đã nhiều năm nay chúng ta chưa đặt ra câu hỏi “khán giả cần gì” và tìm ra câu trả lời về vấn đề này. Hiện nay, khán giả đang tìm đến với những loại hình nghệ thuật khác như truyền hình, phim ảnh để thỏa mãn nhu cầu của mình. Khán giả quay lưng lại với chúng ta vì nghệ thuật chèo quá xa với nhịp sống của họ. 

Bên cạnh đó, chúng ta cần phát triển, làm giàu hệ thống những làn điệu chèo để phù hợp hơn nữa với những nhân vật và tính cách thể hiện trong chèo hiện đại. Những vở chèo mà bây giờ chúng ta gọi là “chèo cổ”, tại thời điểm ra đời tất yếu đều phản ánh cuộc sống xã hội, hệ ý thức đạo đức, lối sống, quan niệm xã hội của con người tại thời điểm đó. Tương tự, “chèo văn minh” đã một thời lừng lẫy và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình như một quy luật. 

Vậy thì sứ mệnh của những người nghệ sỹ chèo hôm nay là gì? 

-Chúng ta cần mạnh dạn dám nghĩ dám làm và trách nhiệm của chúng ta là phải bằng mọi cách đảm nhiệm tốt vai trò là những người đi tiên phong đặt nền móng để thực hiện cho bằng được nhiệm vụ thiêng liêng này. Chúng ta phải đổi mới tư duy, còn việc chúng ta làm được tới đâu, hay hoặc dở, được và chưa được xin hãy để lịch sử ngành chèo đánh giá.

Nhìn thẳng vào hiện trạng nghệ thuật chèo, chúng ta chỉ biết ngậm ngùi vì nghệ thuật chèo của chúng ta đứng ở vị trí quá lép vế bên cạnh nhiều môn nghệ thuật khác. Người ta có cả một giai đoạn, một trường phái đã được đặt tên, ghi nhận trong lịch sử phát triển bộ môn nghệ thuật như: Văn học hiện đại, múa đương đại, tranh đương đại, âm nhạc đương đại…

Ấy vậy mà chúng ta cứ vẫn mãi đứng ở cái mốc chèo cổ, chèo truyền thống. Xót xa quá! Nhưng vị trí này do chính những nghệ sĩ chèo sắp đặt. Đó là những đạo diễn, biên kịch, những nhà quản lý…

Đừng đổ lỗi cho ai, cho điều gì đó về sự thiếu thốn về vật chất và tinh thần của nghệ thuật chèo khi bản thân chúng ta vẫn người đánh trống xuôi, kẻ kèn thổi ngược. chúng ta chưa biết cùng nhau hợp sức mạnh tìm ra một lối đi đúng đắn để gìn giữ và phát triển. 

Trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

fbytzltw