Nga biến thách thức thành cơ hội để ổn định và phát triển mạnh mẽ

Đối mặt các lệnh trừng phạt chưa từng có từ các nước phương Tây, nền kinh tế Nga vẫn cho thấy khả năng phục hồi vượt trội, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, thậm chí vượt mức trung bình toàn cầu.

7.jpg
Phiên toàn thể ngày 26/11 có sự tham dự của các diễn giả là lãnh đạo các bộ ngành, tập đoàn, kinh tế-tài chính chủ chốt của LB Nga.

Tại Diễn đàn quốc tế lần thứ 9 với chủ đề “Chính sách kinh tế mới 2.0: Từ thích ứng đến đột phá”, Nga cùng các đối tác trao đổi kinh nghiệm phát triển trong không gian hợp tác thân thiện, vốn đã giúp nền kinh tế Nga trụ vững trong giai đoạn khó khăn.

Diễn đàn quy tụ hơn 4.500 đại biểu trong lĩnh vực kinh tế tài chính, doanh nghiệp và cộng đồng khoa học từ 20 quốc gia, thảo luận về các vấn đề thời sự của nền kinh tế toàn cầu và chính sách kinh tế-xã hội của Nga hiện nay. Tình hình thế giới có nhiều biến động và kinh tế Nga chịu nhiều áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, song thực tế tại Nga cho thấy bài học thành công về sự tự chủ để phát triển.

Chương trình thay thế nhập khẩu đạt kết quả tích cực, giảm sự phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu và tăng cường tự chủ kinh tế. Dự báo tăng trưởng kinh tế Nga đạt 4% năm 2024, cho thấy nền kinh tế Nga trên đà phục hồi tích cực. Định hướng phát triển công nghệ cao được khẳng định qua việc Nga thông qua ngân sách cho các năm tới, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai. Bên cạnh đó, nguồn lực từ doanh nghiệp cũng đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov khẳng định, Nga sẽ không liên tục thi hành chính sách hỗ trợ, kích cầu, vì sẽ dẫn đến hệ quả ngân hàng tăng lãi suất. Trong 3 năm tới, Nga theo đuổi chính sách ngân sách cân bằng, tiếp tục đầu tư cho những lĩnh vực trọng yếu, trong đó có công nghệ cao và các lĩnh vực bảo đảm các mục tiêu phát triển quốc gia.

Một trong những thành tựu quan trọng đóng góp đáng kể vào nền kinh tế Nga là sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp. Những năm gần đây, trước áp lực từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Nga đẩy mạnh chính sách thay thế nhập khẩu và đã đạt được những bước phát triển đột phá trong lĩnh vực này.

Theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina, sự ổn định tài chính của Nga sẽ không bị ảnh hưởng ngay cả khi phương Tây tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga. Ngân hàng Trung ương đã đa dạng hóa dự trữ ngoại hối trong nhiều năm qua và đang thực hiện các khoản dự trữ không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt.

Một trong những thành tựu quan trọng đóng góp đáng kể vào nền kinh tế Nga là sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp. Những năm gần đây, trước áp lực từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Nga đẩy mạnh chính sách thay thế nhập khẩu và đã đạt được những bước phát triển đột phá trong lĩnh vực này.

Từ một quốc gia nhập khẩu, Nga trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản chủ lực của thế giới, đứng thứ 17 trong danh sách các nước xuất khẩu hàng đầu, trong đó, Nga dẫn đầu thế giới về xuất khẩu lúa mì, đậu, lúa mạch, dầu lanh và cá đông lạnh.

Theo Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev, trong năm 2024, Nga không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước, mà còn duy trì vị thế là nhà cung cấp lương thực đáng tin cậy trên thị trường thế giới, tham gia tích cực vào các chương trình nhân đạo quốc tế, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Nguồn cung nông sản của Nga ra thị trường nước ngoài tiếp tục tăng trưởng. Trong vụ nông nghiệp 2023-2024, lần đầu trong lịch sử, Nga chiếm hơn 25% lượng xuất khẩu lúa mì thế giới.

Kết quả tích cực của ngành nông nghiệp Nga phần lớn có được nhờ chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và đối tác trong các ngành liên quan. Ngoài ra, việc sản xuất khối lượng nguyên liệu thô cần thiết cho nhu cầu trong nước cũng góp phần vào sự phát triển năng động của xuất khẩu nông sản Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga đạt mục tiêu gia nhập 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo báo cáo mới công bố của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP của Nga năm 2024 dự kiến chiếm 3,55% tổng GDP toàn cầu tính theo sức mua tương đương. Qua đó, Nga vượt Nhật Bản (3,38%), chiếm vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng.

Mở rộng hợp tác quốc tế với các nước có quan hệ thân thiện là định hướng được Nga phát triển mạnh. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bước vào kỷ nguyên với những thay đổi cơ bản trong thế giới đa cực cùng các trung tâm tăng trưởng mới, Nga tiếp tục năng động, biến thách thức thành cơ hội để có được sự ổn định và phát triển mạnh mẽ.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria

Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 5/12 cho rằng hiện có nhu cầu cấp thiết về việc tiếp cận nhân đạo ngay lập tức với toàn bộ dân thường đang cần hỗ trợ ở Syria và quay trở lại tiến trình chính trị do LHQ bảo trợ để chấm dứt tình trạng đổ máu ở quốc gia Trung Đông này.

Tăng tốc tìm kiếm hiệp ước đối phó đại dịch toàn cầu

Tăng tốc tìm kiếm hiệp ước đối phó đại dịch toàn cầu

Các cuộc đàm phán liên quan thỏa thuận toàn cầu về đại dịch được nối lại vào tháng 12/2024, nhằm sớm xây dựng nền tảng vững chắc để thế giới ứng phó hiệu quả các thách thức y tế trong tương lai. Giới quan sát kỳ vọng, các nhà đàm phán sẽ nắm cơ hội này để khơi thông thế bế tắc, giúp các nước “cán đích” trước thời hạn chót là tháng 5/2025.

Liên hợp quốc kêu gọi hành động để giúp đỡ người dân Gaza

Liên hợp quốc kêu gọi hành động để giúp đỡ người dân Gaza

Theo thông báo của Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn Palestine (UNRWA) ngày 1/12, hiện có trên 415.000 người dân Gaza di tản đang trú ẩn tại các trường học của cơ quan này. UNRWA cũng cho biết hàng trăm nghìn người khác đang phải sống trong điều kiện tồi tệ hơn tại những nơi trú ẩn tạm thời.

Cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, Australia tiên phong bảo vệ trẻ em trong môi trường trực tuyến

Cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, Australia tiên phong bảo vệ trẻ em trong môi trường trực tuyến

Australia vừa trở thành nước đầu tiên trên thế giới thông qua dự luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Với bước đi được đánh giá là quyết liệt chưa từng có, Australia tiên phong trong việc siết chặt các quy định liên quan các nền tảng số nhằm bảo vệ trẻ em trong môi trường trực tuyến.

fb yt zl tw