NATO cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 5/9 khẳng định sẽ duy trì hỗ trợ lâu dài cho Ukraine, dù không thể đảm bảo chắc chắn về viện trợ quân sự. 

Ông Stoltenberg cho rằng cuộc xung đột hiện nay phụ thuộc nhiều vào việc phương Tây có tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine hay không.

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg. Ảnh: THX/TTXVN

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố cung cấp thêm cho Ukraine 650 tên lửa Martlet đa năng hạng nhẹ, trị giá hơn 160 triệu bảng Anh (210 triệu USD), nhằm tăng cường khả năng phòng không cho Ukraine. Gói viện trợ mới của Anh được công bố trước thềm cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine - gồm khoảng 50 nước, tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Đức, dự kiến diễn ra trong ngày 6/9.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey nhấn mạnh nước này sẽ đẩy nhanh việc thực hiện cam kết đối với Ukraine. Dự kiến, lô tên lửa đầu tiên trong gói cam kết sẽ được chuyển tới Kiev vào cuối năm 2024.

Tên lửa Martlets được Tập đoàn công nghiệp quân sự Thales của Pháp sản xuất tại một cơ sở ở Belfast, Bắc Ireland. Tên lửa này có thể phóng từ đất liền, trên không, trên biển và bay từ 6 - 8 km. Trong số các quốc gia thành viên NATO, Mỹ, Đức, Anh, Pháp hiện là 4 quốc gia cung cấp viện trợ quân sự và tài chính nhiều nhất cho Ukraine.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw