Nâng tầm hợp tác kinh tế Việt - Nga

Bên cạnh các trụ cột hợp tác về an ninh, quốc phòng và dầu khí, Việt Nam - Liên bang Nga sẽ tìm những động lực mới để thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Chuyến thăm chính thức Nga và dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025) của Tổng Bí thư Tô Lâm hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa hai quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản sang Nga còn nhiều tiềm năng.
Xuất khẩu thủy sản sang Nga còn nhiều tiềm năng.

Thúc đẩy những lĩnh vực trụ cột

Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, Việt Nam và Nga duy trì cơ chế Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật từ năm 1992 và được nâng cấp lên cấp Phó Thủ tướng từ năm 2011. Năm 2016, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA) mà Nga là thành viên có hiệu lực, giúp trao đổi thương mại giữa hai nước được duy trì trong thời gian qua. Kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt 4,58 tỉ USD.

Về hợp tác đầu tư, phía Nga hiện có 199 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 990 triệu USD. Việt Nam có 16 dự án đầu tư tại Nga, tổng vốn đăng ký đạt 1,6 tỉ USD, đứng thứ 4 trong số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có đầu tư.

Đáng chú ý, từ nhiều năm nay, các hoạt động hợp tác dầu khí giữa Việt Nam và Nga triển khai hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, qua đó đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.

Nga hiện là đối tác lớn của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là trong các dự án dầu khí. Hai liên doanh Vietsovpetro và Rusvietpetro đang hoạt động rất hiệu quả trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam và Nga.

Thời gian qua, hai nước cũng đã có những bước tiến cụ thể trong hợp tác năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, đồng thời mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực năng lượng mới như năng lượng tái tạo và giao thông xanh. Mô hình hợp tác giữa Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Zarubezhneft trong Liên doanh Vietsovpetro được đánh giá là điển hình về hiệu quả quản trị và sự phối hợp chiến lược giữa 2 phía. Không dừng lại ở khai thác dầu khí truyền thống, cả Petrovietnam và Zarubezhneft đều đang hướng tới những lĩnh vực hợp tác mới trong chuỗi giá trị năng lượng, như xử lý và vận chuyển khí, năng lượng tái tạo, chuyển đổi số trong quản trị vận hành mỏ.

Sản phẩm cà phê Mê Trang xuất hiện tại siêu thị của Nga.
Sản phẩm cà phê Mê Trang xuất hiện tại siêu thị của Nga.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, trong khu vực, với vị trí địa chiến lược của mình, Việt Nam đang tích cực tham gia vào các cơ chế hợp tác năng lượng, an ninh năng lượng trong các khuôn khổ ASEAN, ASEAN +3, APEC... Với nền tảng là quốc gia có quan hệ lâu dài, tin cậy, truyền thống với Nga về năng lượng, Việt Nam sẵn sàng là cầu nối trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hợp tác với Nga và các nước trong lĩnh vực này.

Nhiều dư địa mở rộng

Mặc dù có tăng trưởng khá cao trong năm 2024 nhưng kim ngạch thương mại Việt Nam - Nga năm 2024 vẫn còn thấp hơn mức 5,5 tỉ USD đạt được vào năm 2021 và chiếm tỉ trọng rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch ngoại thương của cả hai nước (chiếm 0,6% của Việt Nam và khoảng 0,8% của Nga).

Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Phó Chủ tịch Công ty CP Dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam (Vinanutrifood), cho rằng tiềm năng và cơ hội xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nga còn rất lớn. Vì thế, các doanh nghiệp Việt cần tập trung hơn vào sản phẩm nông nghiệp chế biến sâu để nâng cao giá trị và đáp ứng nhu cầu lớn từ thị trường này.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nga, phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% hoặc ở mức rất thấp. Các doanh nghiệp hai nước cần tích cực sử dụng những điều kiện thuận lợi mà VN - EAEU FTA mang lại để thúc đẩy thương mại, đầu tư song phương.

Việt Nam và Nga đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương đạt 10 - 15 tỉ USD/năm trong những năm tới. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên mong muốn Nga tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Nga, góp phần tạo sự cân bằng trong trao đổi thương mại nông sản giữa hai nước.

Trong lĩnh vực năng lượng, hai quốc gia sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác dầu khí. Trong đó, tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn, đặc biệt là điện gió và LNG, điện hạt nhân. Bộ trưởng Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp Nga quan tâm, nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định đầu tư và lựa chọn dự án phù hợp để tham gia đấu thầu tại Việt Nam.

Về các lĩnh vực hợp tác mới, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi tin tưởng bên cạnh những lĩnh vực hợp tác về an ninh, quốc phòng và dầu khí là trụ cột chính, hai nước sẽ tìm tòi những động lực hợp tác mới, trước hết là về khoa học - công nghệ. Hợp tác hạt nhân cũng là một ưu tiên trong quan hệ giữa hai nước.

Kỳ vọng về các dự án hợp tác quy mô lớn

Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko kỳ vọng trong chuyến thăm Nga lần này của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên sẽ thảo luận chi tiết về tình hình hiện tại và triển vọng hợp tác sâu rộng hơn nữa trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư; năng lượng; sản xuất công nghiệp; quốc phòng và an ninh; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa; du lịch...

"Chúng tôi hy vọng hai bên sẽ đạt được những thỏa thuận cụ thể về việc tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế, bao gồm cả việc triển khai các dự án chung quy mô lớn ở những lĩnh vực triển vọng" - Đại sứ G.S.Bezdetko nhấn mạnh.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas):

Thị trường đầy hứa hẹn

Xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Nga ước đạt 1 tỉ USD trong năm 2024. Bước sang quý I/2025, dù bối cảnh quốc tế còn nhiều biến động, xuất khẩu dệt may sang Nga vẫn duy trì đà tăng trưởng với kim ngạch gần 540 triệu USD, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm 2024.

Với nhu cầu tiêu dùng lớn và thiếu hụt nguồn cung từ phương Tây, Nga vẫn là thị trường đầy hứa hẹn. Việc tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do như FTA Việt Nam - EAEU, cùng với đầu tư vào công nghệ, chất lượng và hệ thống phân phối, sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam củng cố vị thế và mở rộng thị phần tại thị trường này.

Ông Dương Khánh Toàn, Giám đốc Kinh doanh quốc tế Công ty CP Cà phê Mê Trang:

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Chúng tôi đang xuất khẩu qua thị trường Nga hơn 200 tấn cà phê thành phẩm, chế biến sâu, mang hàm lượng giá trị gia tăng cao. Cà phê của Mê Trang được thị trường Nga chấp nhận.

Thị trường Nga được đánh giá rất tiềm năng, dư địa còn nhiều, thói quen tiêu thụ cao, khẩu vị phù hợp cà phê robusta của Việt Nam. Thời gian gần đây, do hàng hóa từ các nước vào Nga gặp trở ngại bởi lệnh cấm vận từ phương Tây. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Hoàng Mạnh Cường, Giám đốc Kinh doanh Công ty TNHH Vinaxo (Tiền Giang):

Tăng cường kết nối giao thương giữa doanh nghiệp

Vinaxo là một trong những DN đầu tiên xuất khẩu xoài sấy sang Nga, từ cách đây 9 năm. Đã có thời điểm, Nga chiếm tới 70% tổng doanh số xuất khẩu của công ty.

Hiện nay, dù tỉ trọng xuất khẩu sang Nga có phần giảm do chiến lược đa dạng hóa thị trường và những khó khăn phát sinh sau xung đột Nga - Ukraine, nhưng đây vẫn là một trong những thị trường trọng điểm của Vinaxo.

Để thúc đẩy hợp tác kinh tế với Nga hiệu quả hơn, cần tăng cường tổ chức các chương trình kết nối giao thương, giúp doanh nghiệp hai nước tìm kiếm đối tác, mở rộng hợp tác cùng phát triển.

nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Sinh làm việc với Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Sinh làm việc với Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico

Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn, sáng 9/5, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai làm trưởng đoàn đã làm việc với Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; lãnh đạo huyện Bát Xát.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7/2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm. Dự báo nguy cơ có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng.

Ngân hàng chuyển đổi số

Ngân hàng chuyển đổi số

Mục tiêu của quá trình chuyển đổi số ngân hàng là đặt khách hàng làm trung tâm, giúp ngân hàng kết nối và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thực hiện nội dung này, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đang đưa ra nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ số để khai thác thị phần khách hàng.

Bố trí đủ kinh phí cho việc sắp xếp tinh gọn bộ máy

Bố trí đủ kinh phí cho việc sắp xếp tinh gọn bộ máy

Theo thông tin Bộ Tài chính cuối giờ chiều 8/5, Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống

Chiều 7/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68).

Triển vọng nuôi gà Ai Cập đẻ trứng

Triển vọng nuôi gà Ai Cập đẻ trứng

Trước đây, kinh tế gia đình anh Hoàng Văn Kiên, chị Hoàng Thị Xuyến, xã Xuân Hòa (Bảo Yên) chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả không cao. Nhiều lần anh chị tìm hướng phát triển kinh tế mới nhưng tính đường nào cũng vướng: muốn chuyển sang trồng trọt chuyên canh thì diện tích đất sản xuất không đủ; chuyển sang chăn nuôi lợn, gà thịt thì giá bấp bênh và không cạnh tranh được với những hợp tác xã, hộ chăn nuôi lâu năm...

fb yt zl tw