Nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội

Như Báo Lào Cai đã đưa tin, sáng 26/7, Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40) đã diễn ra. Sau phát biểu khai mạc của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hội nghị đã được nghe báo cáo đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Hơn 123.000 hộ thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Sau khi tiếp thu Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW (Kết luận số 06), Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành chương trình hành động số 252-CT/TU ngày 10/8/2015 và Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 16/8/2021 để cụ thể hóa chỉ thị này trên cơ sở phù hợp với thực tế của tỉnh Lào Cai.

baolaocai_c.jpg
Các đại biểu dự hội nghị.

Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết với mục tiêu hướng tới là hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40, tính đến hết tháng 6/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 4.667 tỷ đồng, tăng 2.819 tỷ đồng (tăng 152,6%) so với năm 2014. Trong đó nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 4.281 tỷ đồng, chiếm 92%/tổng nguồn vốn; nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương đạt 386 tỷ đồng, chiếm 8%/tổng nguồn vốn, tăng 370 tỷ đồng so với năm 2014; hiện tổng dư nợ đạt 4.654 tỷ đồng, với trên 72.000 khách hàng còn dư nợ; chất lượng tín dụng được nâng cao, đến 30/6/2024, tỷ lệ nợ khoanh còn 0,17% (giảm hơn 4 lần), tỷ lệ nợ quá hạn còn 0,07% (giảm hơn 2 lần) so với năm 2014.

10 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp 239.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn; giúp 123.000 hộ thoát nghèo; hơn 22.000 lượt học sinh, sinh viên được vay vốn học tập; tạo việc làm cho trên 63.000 lao động; trên 119.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được xây dựng; xây dựng 8.331 nhà cho hộ nghèo, đối tượng chính sách; đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 17,61% năm 2014 (theo chuẩn nghèo cũ) giảm còn 14,94% năm 2023 (theo chuẩn nghèo đa chiều).

Vốn tín dụng chính sách xã hội cộng hưởng cùng các chính sách khác đã góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra, tập trung phát triển nguồn nhân lực, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế tại địa phương…

ag.jpg
Các đại biểu tham luận tại hội nghị.

Phát huy tốt vai trò của tín dụng chính sách trong công tác giảm nghèo

baolaocai_b.jpg
Đồng chí Nguyễn Mạnh Tú, Ủy viên Hội đồng Quản trị, Trưởng Ban Kiểm soát Ngân hàng CSXH Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Mạnh Tú, Ủy viên Hội đồng Quản trị, Trưởng Ban Kiểm soát Ngân hàng CSXH Việt Nam khẳng định: Tại Lào Cai, sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai đến các đảng bộ, chi bộ cơ sở và Nhân dân; xây dựng và ban hành kế hoạch, chương trình hành động; tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện... đã đưa Chỉ thị số 40 và Kết luận số 06 vào cuộc sống, qua đó phát huy tốt vai trò của tín dụng chính sách trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Đồng chí đề nghị cấp ủy đảng các cấp trong tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức có hiệu quả tín dụng CSXH nói chung và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh nói riêng. Hằng năm, tiếp tục cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác ủy thác sang Ngân hàng CSXH nhằm bổ sung nguồn cho vay. Đặc biệt xem xét, bố trí nguồn vốn để cho vay đối với một số chương trình mục tiêu quốc gia theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội.

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan có liên quan tăng cường chỉ đạo, triển khai việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện tín dụng chính sách đảm bảo tính công khai, minh bạch đúng đối tượng thụ hưởng, đúng mục đích sử dụng; quan tâm, tạo điều kiện để Ngân hàng CSXH tỉnh mở rộng huy động vốn nhàn rỗi nhằm bổ sung nguồn vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành liên quan phối hợp với địa phương thực hiện tốt việc điều tra, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình và đối tượng thụ hưởng các chính sách tín dụng khác làm cơ sở để Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay...

Ngân hàng CSXH cấp tỉnh, huyện tiếp tục chủ động tham mưu, báo cáo cấp ủy đảng, chính quyền địa phương kịp thời triển khai các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn; tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực đối với đội ngũ cán bộ tín dụng, các tổ chức chính trị - xã hội, ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn để phối hợp thực hiện hiệu quả tín dụng CSXH tại địa phương.

Đối với kiến nghị, đề xuất của Lào Cai, Ngân hàng CSXH Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm, bổ sung nguồn lực, nguồn vốn, cùng với nguồn lực cân đối từ ngân sách địa phương thực hiện tốt tín dụng CSXH tại tỉnh.

Nâng cao trách nhiệm đối với hoạt động tín dụng chính sách

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40, hoạt động tín dụng CSXH đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; huy động được hàng nghìn tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh.

c1.JPG
Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Để tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng về tín dụng chính sách xã hội trong thời gian tới, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò của tín dụng CSXH. Các cấp ủy đảng, chính quyền cần xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

baolaocai_11.jpg
Tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể và cá nhân.

Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời ban hành cơ chế, chính sách liên quan nhằm huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tín dụng CSXH; từng bước mở rộng đối tượng CSXH được vay vốn, nâng mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với mục tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xác định nội dung, nhiệm vụ, bố trí kịp thời nguồn tài chính tín dụng CSXH theo hướng tích hợp các chương trình tín dụng CSXH trong quyết định đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 của tỉnh. Tập trung các nguồn vốn tín dụng CSXH từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào Ngân hàng CSXH.

baolaocai_12.jpg
Tặng Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho đồng chí Hà Thị Khánh Nguyệt, Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai.

Xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng CSXH...

Ngân hàng CSXH tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù; chủ động thực hiện tốt việc huy động vốn; quản lý và sử dụng vốn hiệu quả; phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

baolaocai_14.jpg
Tặng Bằng khen của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam cho các cá nhân.

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động tín dụng CSXH; thực hiện tốt công tác nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH, nắm chắc tình hình sử dụng vốn của người vay; tiếp tục triển khai, mở rộng cuộc vận động vì người nghèo, mở tài khoản các quỹ vì người nghèo tại Ngân hàng CSXH nhằm bổ sung nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng CSXH.

baolaocai_13.jpg
Tặng Giấy khen của Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam cho các tập thể và cá nhân.

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen 6 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng Bằng khen 1 cá nhân; Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam tặng Giấy khen 6 tập thể và 6 cá nhân; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam khen thưởng 2 cá nhân tiêu biểu...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

Sau 3 năm triển khai Chỉ thị 09 ngày 26/4/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế đặt ra mà huyện cần giải quyết.

Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc

Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc

Ngày 2/10, tại tỉnh Hưng Yên, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc lần thứ XV năm 2024, với chủ đề "Chung sức, đồng lòng - Hợp tác hướng tới kỷ nguyên mới", với sự tham dự của 37 hiệp hội, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành khu vực phía bắc.

Người chăn nuôi không buông xuôi

Người chăn nuôi không buông xuôi

Trận mưa lũ lịch sử vừa qua gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Hàng trăm hộ đang đối mặt với khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần khi hệ thống chuồng trại nhiều năm gây dựng, vật nuôi dày công chăm sóc đã bị cuốn trôi theo dòng nước.

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình của cả những thực khách khó tính. Ở Văn Bàn, măng bói được trồng nhiều nhất ở xã Khánh Yên Thượng.

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Sau những đợt ngập lụt, việc phun khử trùng, tiêu độc không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn là giải pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh để khôi phục ngành chăn nuôi. Do vậy, thời điểm này các ngành, địa phương trong tỉnh đang chú trọng phun khử trùng, tiêu độc tại các vùng chăn nuôi, sớm đảm bảo các điều kiện để tái đàn.

fbytzltw