Nâng cao hoạt động phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong ngành tài chính

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong những năm qua, ngành tài chính tích cực, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cục Thuế Thái Nguyên.

Cục Thuế Thái Nguyên.

Xác định rõ vai trò người đứng đầu, Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Tài chính đã chỉ đạo Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Bộ Tài chính phối hợp các cấp ủy đảng trong đơn vị tổ chức quán triệt nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 và thực hiện nghiêm túc kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm phát hiện, xử lý tình trạng “tham nhũng vặt” và đẩy nhanh tiến độ công tác giám định, định giá tài sản, cung cấp tài liệu theo yêu cầu của cơ quan điều tra đối với các vụ án tham nhũng về kinh tế.

Sáu tháng đầu năm 2023, Bộ Tài chính đã thực hiện luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với 3.033 người (trong đó: Tổng cục Hải quan 712 người; Tổng cục Thuế 2.321 người).

Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ Tài chính cho biết, 6 tháng đầu năm 2023, Bộ Tài chính đã thực hiện luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với 3.033 người (trong đó: Tổng cục Hải quan 712 người; Tổng cục Thuế 2.321 người). Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập trung vào lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng như: thuế, hải quan; công tác tổ chức cán bộ; mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm; công khai số liệu về nợ công; công tác thanh tra, kiểm tra… trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính và các hình thức công khai khác theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành, thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính được đăng tải kịp thời trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và các đơn vị trong ngành, để người dân thuận tiện tiếp cận, tra cứu và giám sát.

Kết quả xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ cho biết, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các định mức, tiêu chuẩn trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ; tăng cường hoàn thiện các quy chế bảo đảm thực hiện nghiêm, đầy đủ các quy định của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, quản lý mua sắm sử dụng tài sản công, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ hội họp, chi tiêu nội bộ nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và chống tham nhũng trong hoạt động quản lý tài chính ngân sách và quản lý nội ngành.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 1 Nghị quyết, trình Chính phủ ban hành 23 Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ 2 Quyết định, Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền 47 Thông tư trong lĩnh vực quản lý tài chính - ngân sách nhà nước.

Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn cho thấy, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm giúp cho cán bộ, công chức chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

Trụ sở Bộ Tài chính.

Trụ sở Bộ Tài chính.

Trong quý II và 6 tháng đầu năm 2023, toàn ngành Tài chính đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức; kết quả cán bộ, công chức đều nghiêm túc chấp hành đúng quy định trong thực thi công vụ, không có thái độ cửa quyền, hách dịch gây phiền hà cho đơn vị.

Tổng cục Hải quan duy trì thực hiện các quy tắc ứng xử đã ban hành, hằng năm công tác kiểm tra nội bộ có lồng ghép nội dung về thực hiện quy chế kiểm tra công vụ và xử lý kỷ luật. Triển khai hệ thống camera giám sát và Phòng giám sát hải quan trực tuyến tại Tổng cục Hải quan, một mặt cho phép giám sát quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa, phương tiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh; đồng thời kiểm soát, ngăn chặn kịp thời hành vi tiêu cực của công chức hải quan. Tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng (số hotline của Tổng cục Hải quan hiện nay là 1900-9299) về các biểu hiện gây phiền hà, tiêu cực của công chức hải quan để có biện pháp xử lý. Đã xem xét, xử lý kỷ luật đối với 19 trường hợp vi phạm quy tắc ứng xử.

Tổng cục Thuế tiếp tục theo dõi và chỉ đạo việc thực hiện Công văn số 1687/TCT-TCCB ngày 28/4/2017 của Tổng cục Thuế về tăng cường kỷ luật, kỷ cương thi hành công vụ trong toàn hệ thống Thuế nhằm triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19/2017/NQĐ-CP; Công văn số 49/TCT-TCCB của Tổng cục Thuế về đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính khi thi hành công vụ và Công văn số 429/TCT-TCCB ngày 14/2/2023 của Tổng cục Thuế về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật, chấn chỉnh lề lối làm việc, thái độ, tác phong ứng xử của công chức, viên chức thuế trong thực thi công vụ.

Trong quý II và 6 tháng đầu năm 2023, toàn ngành thuế đã thực hiện 131 cuộc kiểm tra về thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức đối với 236 đơn vị trực thuộc. Nhìn chung, việc thực hiện quy tắc ứng xử của công chức, viên chức của ngành thuế đã có chuyển biến về mặt nhận thức; phong cách ứng xử trong hoạt động giao tiếp và thực thi công vụ giữa công chức với công dân và doanh nghiệp đã được cải thiện, góp phần hạn chế nhũng nhiễu, tiêu cực.

Kho bạc Nhà nước tiếp tục thực hiện tốt nội quy quy chế của cơ quan và thực hiện 10 điều kỷ luật của hệ thống kho bạc Nhà nước và thực hiện tốt Bộ quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Quyết định số 2594/QĐ-KBNN ngày 7/6/2022. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện nghiêm túc Quy định về quy tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành tài chính trong thi hành công vụ và quan hệ xã hội theo Quyết định số 33/QĐ-BTC ngày 8/1/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quy chế văn hóa công sở theo Quyết định số 424/QĐ-UBCK ngày 1/7/2022 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhằm xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng hệ thống giá trị văn hóa công sở với mục tiêu nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ngăn ngừa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Riêng về kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày 10/10/2014 của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính về việc triển khai công tác luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác, điều động công chức, viên chức; Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 719/QĐ-BTC ngày 20/4/2015 về quy chế luân chuyển, luân phiên, điều động và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức Bộ Tài chính.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã thực hiện luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với 3.033 người (trong đó: Tổng cục Hải quan 712 người; Tổng cục Thuế 2.321 người). Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ Tài chính đã thực hiện 1 cuộc thanh tra hành chính theo kế hoạch, lưu hành 4 kết luận thanh tra hành chính tại 4 đơn vị. Qua thanh tra kiến nghị xử lý tài chính, thu nộp ngân sách Nhà nước 54.722 triệu đồng.

Bộ Tài chính cũng cho biết, qua phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ Tài chính đã thực hiện 1 cuộc thanh tra hành chính theo kế hoạch, lưu hành 4 kết luận thanh tra hành chính tại 4 đơn vị. Qua thanh tra kiến nghị xử lý tài chính, thu nộp ngân sách Nhà nước 54.722 triệu đồng, trong đó: kiến nghị nộp ngân sách Nhà nước 35.127 triệu đồng; xử lý khác về kinh tế 19.595 triệu đồng. Các đơn vị đã thực hiện kiến nghị, nộp ngân sách Nhà nước là 35.127 triệu đồng.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra nội bộ tại các đơn vị, góp phần ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức và người lao động trong toàn ngành.

Kết quả, trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn ngành tài chính đã thực hiện 934 cuộc kiểm tra nội bộ, qua kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 20.642 triệu đồng (trong đó: Kiến nghị thu nộp ngân sách Nhà nước là 19.882 triệu đồng, kiến nghị xử lý khác là 761 triệu đồng); số tiền đã thu nộp ngân sách Nhà nước là 15.454 triệu đồng (bao gồm số thu lũy kế của các kiến nghị trước); đồng thời kiến nghị xử lý hành chính đối với 38 tổ chức và 146 cá nhân, trong đó đã xử lý kiểm điểm rút kinh nghiệm 119 người.

Theo Nhân Dân điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

fb yt zl tw