Năm bài học kinh nghiệm được đúc rút sau 5 năm chuyển đổi số quốc gia

Từ quá trình triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia thời gian qua, Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đúc rút ra 5 bài học kinh nghiệm thành công.

0.jpg

Người đứng đầu có vai trò quyết định

Đúc rút kinh nghiệm từ quá trình triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia trong 5 năm vừa qua, Bộ TT&TT nhấn mạnh: Thành công của chuyển đổi số không chỉ phụ thuộc vào công nghệ mà còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người, đặc biệt là vai trò dẫn dắt của người đứng đầu. Người đứng đầu muốn làm, trực tiếp làm, trực tiếp sử dụng.

Theo đó, người đứng đầu là người có sức ảnh hưởng nhất trong tổ chức, am hiểu, nắm vững tri thức, hiểu tường tận các vấn đề nội tại, biết rõ mong muốn của mình và tổ chức mình cần gì nhất để giải quyết vấn đề tắc nghẽn, vấn đề khó khăn vướng mắc của bộ ngành, địa phương mình.

Người đứng đầu không chỉ là người đề xướng mà phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển đổi số, là người am hiểu nhất và phải đưa ra các yêu cầu, đầu bài cụ thể để các doanh nghiệp công nghệ số xây dựng sản phẩm nhằm giải quyết vấn đề.

Sau khi có sản phẩm, người đứng đầu phải trực tiếp sử dụng các ứng dụng công nghệ để xem sản phẩm đã đạt yêu cầu, giải quyết được vấn đề mong muốn chưa, từ đó điều chỉnh để hoàn thiện và phổ cập trong bộ ngành, địa phương mình.

Áp dụng mô hình “Thí điểm - Lựa chọn thành công - Phổ cập”

Đối với những vấn đề mới, chưa có tiền lệ, cần triển khai áp dụng mô hình triển khai thí điểm, sau đó lựa chọn mô hình thành công để phổ cập, nhân rộng mô hình.

Cụ thể, về “Thí điểm”, các bộ, tỉnh cần triển khai thí điểm các mô hình chuyển đổi số ở quy mô nhỏ, trong các lĩnh vực cụ thể. Việc thí điểm giúp đánh giá tính khả thi, hiệu quả và khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của từng mô hình.

9.jpg
Theo phân tích của Bộ TT&TT, sau khi đã lựa chọn được mô hình chuyển đổi số thành công, cần tiến hành phổ cập trong tổ chức của mình bằng các quy định triển khai rộng rãi, mang tính pháp quy và bắt buộc. (Ảnh minh họa)

“Lựa chọn thành công” - Dựa trên kết quả thí điểm, lựa chọn các mô hình thành công nhất, phù hợp nhất với điều kiện cụ thể để tiếp tục hoàn thiện.

“Phổ cập” - Sau khi đã lựa chọn được mô hình thành công, tiến hành phổ cập trong tổ chức của mình bằng các quy định triển khai rộng rãi, mang tính pháp quy và bắt buộc.

Xác định mũi đột phá

Chuyển đổi số cần phải tìm, mở đột phá khẩu, lựa chọn một vấn đề thiết yếu, có tác động lan tỏa, giải quyết tồn tại, phục vụ người dân, từ đó tự tin mở rộng sang các lĩnh vực khác.

Công thức 70 - 30

Chuyển đổi số không chỉ là ứng dụng công nghệ số, mà quan trọng hơn là sự thay đổi. Trong chuyển đổi số thì chuyển đổi chiếm 70%; và công nghệ chỉ chiếm 30%. Vì thế, cần phải hoàn thiện thể chế để thay đổi.

Dữ liệu là cốt lõi của chuyển đổi số

Việc phát triển dữ liệu số phải bảo đảm 2 nguyên tắc là “Bắt buộc” và “100%”. Trong đó, “Bắt buộc” cần được hiểu là, việc đưa dữ liệu lên môi trường mạng phải là quy định bắt buộc. Người ban hành quy định bắt buộc này phải là người đứng đầu của bộ, ngành để quy định có hiệu lực trong toàn bộ tổ chức.

Quy định này phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thu thập, tạo lập, chuẩn hóa, xác thực, phê duyệt dữ liệu theo hướng làm rõ ai làm, làm việc gì, làm như thế nào, thời hạn bao lâu.

Dữ liệu đưa lên môi trường số thì phải được phê duyệt. Dữ liệu của cơ quan nhà nước phải đảm bảo chính xác, phục vụ việc ra quyết định chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu.

Với yêu cầu “100%”, theo lý giải của Bộ TT&TT, việc đưa dữ liệu lên môi trường mạng phải đạt 100%, nghĩa là tất cả các dữ liệu được xác định là cần thiết phải được đưa lên mạng mới đảm bảo hiệu quả sử dụng.

Việt Nam lần đầu vào nhóm nước có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử ở mức “Rất cao”

Những nỗ lực của Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số thời gian qua đã được quốc tế ghi nhận, thể hiện rõ qua xếp hạng phát triển Chính phủ điện tử của quốc gia tăng vượt bậc.

Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024 của Liên Hợp quốc, Việt Nam xếp thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia được đánh giá, tăng 15 bậc so với kỳ đánh giá năm 2022.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm chỉ số phát triển chính phủ điện tử ở mức “Rất cao” và vươn lên vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá của Liên Hợp quốc năm 2003.

Với kết quả xếp hạng vượt bậc nêu trên, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đặt ra năm 2024 về xếp hạng Chính phủ điện tử. Kết quả này phản ánh những nỗ lực, quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện chuyển đổi số, đã gặt hái những thành quả và được quốc tế ghi nhận.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Mùa lễ hội năm 2025 đã đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ khi công nghệ số được áp dụng rộng rãi vào các hoạt động tổ chức và quản lý. Không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của du khách, những ứng dụng công nghệ như vé điện tử, thanh toán không tiền mặt, thực tế ảo đã góp phần tạo nên một mùa lễ hội minh bạch, an toàn và hiện đại hơn.

Xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”

Xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”

Triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp tổ chức nhiều đội hình thanh niên tình nguyện, mở các lớp học, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng số thiết yếu cho người dân, nhất là người cao tuổi, người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người ít tiếp xúc với công nghệ.

AI - Động lực mới để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

AI - Động lực mới để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo Google, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành "người hùng" mới của kinh tế Việt Nam khi có tiềm năng đóng góp 79,3 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP. Từ chiến lược quốc gia đến những bước đi của doanh nghiệp công nghệ, Việt Nam không chỉ mơ ước mà đã hành động để biến AI thành động lực tăng trưởng.

Sức trẻ trong phong trào 'Bình dân học vụ số'

Sức trẻ trong phong trào 'Bình dân học vụ số'

Từ những bài học kinh nghiệm của phong trào “Bình dân học vụ”, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp trên cả nước đang sôi nổi triển khai nhiều đội hình thanh niên hỗ trợ, mở các lớp học nâng cao nhận thức, kỹ năng số thiết yếu cho người dân với trọng tâm là người cao tuổi, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn.

Nỗ lực hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ công

Nỗ lực hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ công

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, các tổ công nghệ số cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính tại các địa phương.

Hiếu PC hướng dẫn thanh thiếu nhi phòng, chống 'chiêu' lừa 'cuộc gọi trắng'

Hiếu PC hướng dẫn thanh thiếu nhi phòng, chống 'chiêu' lừa 'cuộc gọi trắng'

Trong khuôn khổ chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược "Chống lừa đảo và tăng cường an toàn không gian số" giữa Hội Thanh niên Khuyết tật Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn giải trí Đại Dương (OEG), Doanh nghiệp xã hội Chống lừa đảo (chongluadao.vn) sáng 27/2 tại Hà Nội, chuyên gia Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) đã đưa ra nhiều cảnh báo, hướng dẫn để tránh hậu quả từ các cú click chuột tưởng chừng vô hại.

fb yt zl tw