"Nấc thang mới" trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Cuộc chiến công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục nóng bỏng khi Mỹ xem xét chấm dứt gia hạn thỏa thuận hợp tác khoa học kéo dài suốt bốn thập kỷ qua.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Quốc hội Mỹ đang cân nhắc không gia hạn một thỏa thuận khoa học và công nghệ quan trọng với nền kinh tế thứ hai thế giới nhằm hạn chế những tiến bộ về công nghệ và quân sự của nước này.

Theo đó, Hiệp ước Khoa học và Công nghệ (STA) đã tồn tại bốn thập kỷ giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ bị đình chỉ khi Washington cho rằng Bắc Kinh có thể lợi dụng các điều khoản để hiện đại hóa quân đội của họ và đe dọa lợi ích quốc gia.

STA được ký kết khi Mỹ - Trung thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1979 và kể từ đó được gia hạn mỗi 5 năm một lần. Đây cũng là cầu nối dọn đường cho hai nước hợp tác trong các lĩnh vực từ khoa học khí quyển và nông nghiệp đến nghiên cứu vật lý và hóa học cơ bản.

Cuộc chiến công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng căng thẳng.

Thỏa thuận này dự kiến hết hạn vào ngày 27/8 năm nay, làm dấy lên lo ngại thành tựu khoa học và thương mại của Mỹ có thể bị đánh cắp, giữa bối cảnh quan hệ song phương và thương mại giữa hai siêu cường đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Một ủy ban về Trung Quốc tại Hạ viện Mỹ đã gửi thư tới Ngoại trưởng Antony Blinken bày tỏ quan ngại về các dự án khoa học công nghệ chung giữa hai nước, có sử dụng nhiều công nghệ “lưỡng dụng” như phương pháp phân tích hình ảnh vệ tinh hay sử dụng máy bay không người lái quản lý thủy lợi.

Bức thư viện dẫn vụ việc xảy ra tháng 2 năm nay khi Bắc Kinh bị cáo buộc “theo dõi các địa điểm quân sự trên lãnh thổ Mỹ” bằng các khinh khí cầu sử dụng công nghệ giống hệt trong dự án giữa Cục Khí tượng Trung Quốc và Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ theo khuôn khổ STA.

Trong khi đó, những người ủng hộ thỏa thuận cho rằng nếu không có STA, Mỹ sẽ mất một kênh thông tin quan trọng về những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc. Song, nhìn chung giới bình luận nhận định thỏa thuận này cần được sửa đổi về cơ bản để bảo vệ lợi ích Washington khi “cọ sát” chiến lược với Bắc Kinh.

“Vòng vây” bán dẫn ngày càng siết chặt

Về phần mình, Trung Quốc đang quay cuồng dưới áp lực hạn chế xuất khẩu chip mà Mỹ áp đặt vào tháng 10 năm ngoái. Các nhà phân tích đại lục nói Mỹ đang phát động một “cuộc chiến tranh” công nghệ nhằm vào nước này. Nếu STA không được gia hạn, đây sẽ được coi là động thái leo thang cuộc chiến giữa hai bên.

Tháng 2/2023, một khinh khí cầu của Trung Quốc bị bắn hạ trong không phận Mỹ.

WSJ đưa tin Mỹ đang xem xét các hạn chế mới đối với xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo (AI) sang Trung Quốc, khiến cổ phiếu của các công ty như Nvidia và Advanced Micro Devices giảm mạnh gần như ngay lập tức.

Theo đó, Bộ Thương mại sẽ ngừng cấp phép xuất khẩu chip sản xuất bởi Nvidia và các nhà sản xuất chip khác cho người tiêu dùng ở Trung Quốc sớm nhất vào tháng 7 tới.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden không giấu giếm sự thật rằng họ muốn kiểm soát xuất khẩu một số loại chip tiên tiến mà họ cho là có ứng dụng quân sự và được sử dụng trong các hệ thống đe dọa tới Mỹ và đồng minh.

Chất bán dẫn, một thành phần thiết yếu của hầu hết các thiết bị điện tử, đã trở thành một chiến trường quan trọng trong tranh chấp giữa Washington và Bắc Kinh về quyền tiếp cận công nghệ quan trọng. Những con chip này được sử dụng trong nhiều hệ thống khác nhau, từ máy bay chiến đấu đến điện thoại di động cho đến các thiết bị gia dụng như tủ lạnh.

Chiến dịch “bóc, tách” Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu của Mỹ đến nay đang theo đúng tiến độ. Thông tin mới nhất cho thấy Hà Lan có thể công bố thêm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với một số loại máy đúc chip của ASML trong ngày 30/6. Trước đó, Nhật Bản cũng đã bổ sung 23 mặt hàng bán dẫn vào danh sách hạn chế xuất khẩu.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Truyền thông Haiti hôm qua (25/4) đưa tin, Thủ tướng nước này, ông Ariel Henry đã từ chức, mở đường cho một chính phủ mới của quốc gia Caribe này. Chức vụ Thủ tướng tạm thời do ông Michel Patrick Boisvert, Bộ trưởng kinh tế và tài chính nắm giữ.

Châu Á trở thành điểm sáng tăng trưởng

Châu Á trở thành điểm sáng tăng trưởng

Giám đốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Krishna Srinivasan cho biết, tăng trưởng GDP của khu vực này bất ngờ tăng lên trong nửa cuối năm 2023, do nhu cầu nội địa thúc đẩy mạnh mẽ. Đáng chú ý nhất, Ấn Độ đã ghi nhận những bất ngờ về tăng trưởng tích cực. Châu Á là một "điểm sáng" trong bức tranh kinh tế toàn cầu nhiều mảng màu.

Mốc son rực rỡ trong lịch sử Việt Nam

Mốc son rực rỡ trong lịch sử Việt Nam

Trong bài viết với nhan đề "Chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son rực rỡ trong lịch sử Việt Nam" đăng ngày 21/4 trên báo Cairo Today, một trong những báo điện tử uy tín hàng đầu ở Ai Cập, nhà báo Ai Cập Ahmed Hassan đã nêu bật ý nghĩa to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ của quân và dân Việt Nam, đồng thời đánh giá dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kỷ niệm lần thứ 154 ngày sinh Vladimir Ilich Lenin tại LB Nga

Kỷ niệm lần thứ 154 ngày sinh Vladimir Ilich Lenin tại LB Nga

Ngày 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm ngày sinh của lãnh tụ phong trào cách mạng vô sản Nga Vladimir Ilich Lenin, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF), nhóm nghị sĩ của KPRF tại Duma quốc gia (Hạ viện) Nga, Ủy ban KPRF ở thành phố Moskva, đoàn thanh niên Komsomol Lenin, cùng với các tổ chức xã hội, phong trào yêu nước cánh tả đã tổ chức đặt vòng hoa và viếng Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva.

fb yt zl tw