Việt Nam điều hành Kỳ họp Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển của UNCTAD

Việc Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD thể hiện sự đánh giá cao của cơ quan này và các quốc gia thành viên với chính sách và thành tựu của Việt Nam.

3.jpg
Kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) diễn ra tại Geneva.

Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) có sự tham gia của đại diện tất cả các quốc gia thành viên, các cơ quan chuyên môn, cơ quan liên Chính phủ, cơ quan xúc tiến đầu tư và tổ chức phi chính phủ.

Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.

Kỳ họp là cơ hội để các quốc gia thành viên và các bên liên quan về đầu tư và phát triển thảo luận các vấn đề lớn và mới nổi trong lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp và công nghệ, những tác động đối với quá trình phát triển bền vững, trao đổi các giải pháp, chính sách hiệu quả để các bên tham khảo.

Nội dung chính của kỳ họp lần này tập trung vào sự phát triển mới nhất về xu hướng và chính sách trong lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp và khoa học công nghệ cho phát triển; các thực tiễn tốt nhất trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ kinh doanh và đầu tư nhằm hỗ trợ phát triển bền vững, hướng phát triển trong việc sử dụng công cụ hỗ trợ đầu tư và kinh doanh kỹ thuật số để phát triển rộng rãi hoạt động của chính phủ điện tử; khai thác công nghệ blockchain để phát triển bền vững, cũng như thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong việc áp dụng công nghệ blockchain.

Dưới sự điều hành của Đại sứ Mai Phan Dũng, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và đề xuất nhiều giải pháp cụ thể đối với các nội dung chính.

Nhóm 77 và Trung Quốc đánh giá cao công việc và phân tích của UNCTAD về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các dòng đầu tư khác trong Báo cáo Đầu tư Thế giới (WIR) hằng năm, đồng thời bày tỏ lo ngại việc không có đủ nguồn vốn đầu tư cần thiết để thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải tăng cường đáng kể cả đầu tư công và tư nhân để đạt được các SDGs trước thời hạn năm 2030.

Nhóm châu Á-Thái Bình Dương ủng hộ các sáng kiến của UNCTAD về tạo thuận lợi đầu tư; hoan nghênh chủ đề về công nghệ blockchain tại kỳ họp, lưu ý rằng dù đã đạt được tiến bộ đáng kể nhưng khu vực ASEAN chưa có không gian để cải thiện, thu hút, tạo điều kiện và duy trì đầu tư.

Nhóm các nước châu Phi tái khẳng định sự cần thiết của đầu tư chiến lược và bền vững ở châu lục này để giải quyết sự biến động của FDI, cũng như khoảng cách thiếu hụt về cơ sở hạ tầng quan trọng.

Đại diện của nhóm các nước châu Phi cũng đánh giá vai trò quan trọng của công nghệ, thương mại kỹ thuật số trong việc giúp các quốc gia vượt qua các rào cản để thu hút đầu tư bền vững theo ba trụ cột là xã hội, kinh tế và môi trường.

Dự kiến, ủy ban sẽ tiếp tục thảo luận các nội dung chính của kỳ họp trong những phiên tới. Bên cạnh đó, các nước cũng sẽ nghe trình bày, thảo luận và thông qua hai báo cáo của ủy ban, gồm báo cáo về đầu tư, đối mới và khởi nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững, và báo cáo của nhóm công tác liên Chính phủ gồm các chuyên gia về chuẩn mực kế toán và báo cáo quốc tế.

Việc Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc khuôn khổ UNCTAD thể hiện sự đánh giá cao của cơ quan này và các quốc gia thành viên đối với chính sách và thành tựu trong thu hút đầu tư, phát triển bền vững của Việt Nam những năm vừa qua, đặc biệt các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khoa học-công nghệ, trí tuệ nhân tạo...

Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thể hiện vai trò tích cực, chủ động của mình tại UNCTAD nói riêng và các diễn đàn quốc tế khác của Liên Hợp quốc nói chung.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Trong một thế giới đầy thách thức và biến động bởi chia rẽ và xung đột, những triết lý của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ và bao dung là chìa khóa để con người vượt qua thù hận, xây dựng tương lai hòa bình và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

fb yt zl tw