Nga xây dựng hệ thống giám sát không gian đầu tiên ở Bắc Cực

Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng được hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực sau khi một ủy ban nhà nước chấp thuận đưa vệ tinh Arktika-M thứ 2 vào hoạt động.

Tên lửa Soyuz rời bệ phóng tại Baikonur mang theo một vệ tinh Arktika-M.

Dẫn một tuyên bố của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos), đài Sputnik đưa tin trong một thành tựu công nghệ mang tính đột phá, Nga đã công bố phát triển một hệ thống khí tượng thủy văn trên không gian cho phép quan sát liên tục khu vực Bắc Cực.

"Hôm nay, ngày 27/4/2024, Ủy ban Nhà nước về thử nghiệm bay các tổ hợp không gian vì mục đích kinh tế xã hội, khoa học và thương mại đã xem xét kết quả thử nghiệm chuyến bay của hệ thống không gian khí tượng thủy văn hình elip Arktika-M với tàu vũ trụ Arktika-M No. 2. Dựa trên kết quả đánh giá, ủy ban đã quyết định hoàn thành các cuộc thử nghiệm với việc đưa tàu vũ trụ Arktika-M số 2 vào hoạt động”, Roscosmos cho biết trong một tuyên bố ngày 27/4.

Trước đó, vào cuối năm 2023, theo hãng tin TASS, vệ tinh khí tượng Arktika-M thứ 2 của Nga được phóng từ Sân bay vũ trụ Baikonur bằng tên lửa Soyuz-2.1b đã được đưa lên quỹ đạo chỉ định thành công với hệ thống đẩy Fregat.

Tên lửa Soyuz-2.1b mang vệ tinh Arktika-M thứ 2 được phóng lúc 12h18 trưa 16/12/2023 theo giờ Moskva. Khoảng 9 phút sau khi phóng, hệ thống đẩy Fregat ở tầng trên đã cùng với vệ tinh tách khỏi tầng thứ 3 của tên lửa.

Vệ tinh khí tượng là một loại vệ tinh nhân tạo được dùng chủ yếu để theo dõi thời tiết và khí hậu trên Trái Đất. Các vệ tinh khí tượng không chỉ quan sát được mây mà còn có thể quan sát được ánh sáng, các vụ cháy, sự ô nhiễm không khí, cực quang, cát và bão cát, vùng bị tuyết bao phủ, băng, hải lưu...

Hệ thống giám sát không gian về khí hậu và khí tượng thủy văn của vệ tinh Arktika được thiết kế để giám sát khí hậu và môi trường tại khu vực Bắc Cực. Hệ thống này sẽ cần ít nhất 2 vệ tinh để vận hành hiệu quả.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan triệt phá băng nhóm tội phạm viễn thông

Thái Lan triệt phá băng nhóm tội phạm viễn thông

Chính phủ Thái Lan đang quyết liệt thực hiện các chính sách nhằm triệt phá các băng nhóm tội phạm viễn thông và nhận được sự đánh giá cao của người dân nước này. Tăng hợp tác quốc tế cũng như áp dụng “biện pháp 3 cắt” mà Thái Lan đang áp dụng đã đạt được hiệu quả cao.

Châu Âu nỗ lực đưa AI trở thành người bạn đồng hành trong giáo dục phổ thông

Châu Âu nỗ lực đưa AI trở thành người bạn đồng hành trong giáo dục phổ thông

Các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong trường học ở châu Âu để hỗ trợ việc giảng dạy, học tập, cũng như đánh giá kết quả rèn luyện. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với giáo dục vẫn còn rất khiêm tốn. Do đó, Pháp cũng như các nhiều nước châu Âu khác vẫn đang giữ một thái độ chừng mực trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác giáo dục phổ thông.

Tăng cường hành động bảo vệ hành tinh xanh

Tăng cường hành động bảo vệ hành tinh xanh

Các cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm trên thế giới thời gian qua dù đạt một số bước tiến, song vẫn còn chậm. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động khẩn cấp nhằm ứng phó các cuộc khủng hoảng mà hành tinh xanh đang phải hứng chịu.

Dư luận Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam thông qua dự án đường sắt kết nối hai nước

Dư luận Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam thông qua dự án đường sắt kết nối hai nước

Trước việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, các cơ quan chức năng, học giả và truyền thông Trung Quốc đều bày tỏ sự hoan nghênh, đánh giá cao ý nghĩa của dự án đối với việc kết nối hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa hai nước.

fb yt zl tw