Mỹ tiến hành lễ tang cấp nhà nước cho cố Tổng thống Jimmy Carter

Lễ tang cấp nhà nước của cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter diễn ra vào ngày 9/1 tại Nhà thờ Quốc gia Washington đã mang đến một khoảnh khắc đặc biệt khi các nhà lãnh đạo chính trị nước này tạm gác lại những bất đồng để cùng nhau tưởng nhớ vị Tổng thống thứ 39 của nước Mỹ (từ năm 1977 đến năm 1981).

Linh cữu của cựu Tổng thống Jimmy Carter được đưa ra khỏi Điện Capitol vào thứ năm. Ảnh: nbcnews.com
Linh cữu của cựu Tổng thống Jimmy Carter được đưa ra khỏi Điện Capitol vào thứ năm. Ảnh: nbcnews.com

Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden, Tổng thống đắc cử Donald Trump và các cựu Tổng thống Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton đã tham dự quốc tang dành cho ông Carter. Tất cả người tham gia bày tỏ lòng kính trọng đối với vị cố Tổng thống được vinh danh vì tấm lòng khiêm nhường và sự cống hiến tận tâm cả trước, trong nhiệm kỳ và sau khi ông rời nhiệm sở.

Tổng thống Biden đã đọc điếu văn tưởng nhớ cố Tổng thống Carter theo đúng di nguyện của ông Carter. Trong điếu văn, ông Biden nhấn mạnh cuộc đời của vị cố Tổng thống là "câu chuyện về một người đàn ông không bao giờ để dòng chảy chính trị làm xao nhãng khỏi sứ mệnh phục vụ và định hình thế giới".

Linh cữu ông Carter dự kiến sẽ được quàn tại Điện Capitol, trở thành Tổng thống Mỹ thứ 13 được quàn tại đây sau người đầu tiên là cố Tổng thống Abraham Lincoln và người gần đây nhất là cố Tổng thống George H.W Bush.

Ông Carter, thành viên đảng Dân chủ, được bầu làm Tổng thống Mỹ vào năm 1976, đánh bại ứng cử viên Cộng hòa là Tổng thống đương nhiệm khi ấy Gerald Ford. Ông Carter phục vụ một nhiệm kỳ trước khi thất bại trong cuộc bầu cử vào năm 1980 trước đối thủ Ronald Reagan của đảng Cộng hòa. Khi rời Phòng Bầu Dục ở tuổi 56, ông Carter đã dành 4 thập kỷ tiếp theo tập trung vào các hoạt động thiện nguyện. Những cống hiến này khiến ông đôi khi được gọi là cựu Tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ - một sự tương phản hoàn toàn với tỷ lệ ủng hộ tương đối thấp khi ông rời Nhà Trắng vào tháng 1/1981.

Trên bình diện quốc tế, ông Carter được công nhận sau khi hết nhiệm kỳ Tổng thống vì những nỗ lực không mệt mỏi trong việc thúc đẩy các giải pháp hòa bình thông qua Trung tâm Carter. Năm 2002, ông được trao Giải Nobel Hòa bình.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina đã đăng tải bài viết đặc biệt mang tựa đề “Việt Nam và ánh sáng bất diệt của lòng yêu nước”, khẳng định tư tưởng và sự nghiệp của Người vẫn tiếp tục soi đường cho Cách mạng Việt Nam.

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Giới chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã đạt được thỏa thuận tạm thời với Anh về vấn đề quốc phòng và an ninh, ngư nghiệp và vấn đề di chuyển của thanh niên trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU - Anh diễn ra ngày 19/5. Thỏa thuận tạm thời này được cho là sẽ mở đường cho các doanh nghiệp Anh tham gia vào các hợp đồng quốc phòng lớn của EU.

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Trong một thế giới đầy thách thức và biến động bởi chia rẽ và xung đột, những triết lý của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ và bao dung là chìa khóa để con người vượt qua thù hận, xây dựng tương lai hòa bình và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

fb yt zl tw