Mỹ kêu gọi Liên hợp quốc ủng hộ nghị quyết của mình về Ukraine

Ngày 21/2, Mỹ kêu gọi các thành viên Liên hợp quốc ủng hộ nghị quyết "đơn giản, mang tính lịch sử" của mình về cuộc xung đột tại Ukraine, sau khi từ chối đồng bảo trợ cho dự thảo nghị quyết khác của Liên hợp quốc về việc này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trái ngược với đề xuất trước đó của Ukraine-châu Âu, dự thảo nghị quyết chỉ có 65 từ của Mỹ không chỉ trích Moskva. Thay vào đó, văn bản này chỉ kêu gọi "nhanh chóng chấm dứt xung đột".

Dự thảo của Mỹ chia sẻ sự mất mát về sinh mạng trong cuộc xung đột này và nhắc lại rằng mục đích của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio nhấn mạnh, đây là "một nghị quyết đơn giản, mang tính lịch sử", đồng thời hối thúc các quốc gia thành viên Liên hợp quốc "ủng hộ để vạch ra con đường hướng tới hòa bình".

Trong phản ứng của mình, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia hoan nghênh dự thảo của Mỹ là "động thái tốt", song nhấn mạnh rằng văn kiện này không giải quyết được gốc rễ của cuộc xung đột.

Phát biểu với báo giới tại Phòng Bầu dục cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Nga Vladimir Putin cần "gặp nhau" để chấm dứt xung đột.

Theo kế hoạch, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ có mặt tại Nhà Trắng vào tuần tới để thảo luận với ông Trump về an ninh.

Các nhà lãnh đạo tại châu Âu đang phải ráo riết phối hợp hành động sau khi chính quyền của Tổng thống Trump tiến hành các bước đi riêng với Nga trong việc tăng cường quan hệ song phương và giải quyết xung đột tại Ukraine.

Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại sẽ bị "gạt ra ngoài lề" trong tiến trình hòa đàm về xung đột tại Ukraine, đồng thời cảnh báo sẽ không chấp nhận bất cứ kết quả đàm phán nào nếu không có sự tham gia và/hoặc chấp nhận của châu Âu cũng như Ukraine.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu nỗ lực đưa AI trở thành người bạn đồng hành trong giáo dục phổ thông

Châu Âu nỗ lực đưa AI trở thành người bạn đồng hành trong giáo dục phổ thông

Các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong trường học ở châu Âu để hỗ trợ việc giảng dạy, học tập, cũng như đánh giá kết quả rèn luyện. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với giáo dục vẫn còn rất khiêm tốn. Do đó, Pháp cũng như các nhiều nước châu Âu khác vẫn đang giữ một thái độ chừng mực trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác giáo dục phổ thông.

Tăng cường hành động bảo vệ hành tinh xanh

Tăng cường hành động bảo vệ hành tinh xanh

Các cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm trên thế giới thời gian qua dù đạt một số bước tiến, song vẫn còn chậm. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động khẩn cấp nhằm ứng phó các cuộc khủng hoảng mà hành tinh xanh đang phải hứng chịu.

Dư luận Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam thông qua dự án đường sắt kết nối hai nước

Dư luận Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam thông qua dự án đường sắt kết nối hai nước

Trước việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, các cơ quan chức năng, học giả và truyền thông Trung Quốc đều bày tỏ sự hoan nghênh, đánh giá cao ý nghĩa của dự án đối với việc kết nối hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa hai nước.

Xung đột ở Ukraine khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - châu Âu

Xung đột ở Ukraine khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - châu Âu

Hội nghị An ninh Munich 2025 diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - châu Âu rạn nứt nghiêm trọng, đặc biệt về vấn đề Ukraine. Khi Washington và Brussels ngày càng khác biệt trong cách tiếp cận chiến lược, liệu sự chia rẽ này có làm thay đổi cục diện địa chính trị toàn cầu?

fb yt zl tw