Mường Khương phát triển mạnh vùng trồng ớt

Huyện Mường Khương đang tập trung phát triển mạnh vùng trồng ớt gắn với chế biến và tiêu thụ để bảo vệ thương hiệu tương ớt Mường Khương bền vững.

_MG_0566.JPG
Những nương ớt ở huyện Mường Khương đang bắt đầu chín đỏ.

Thời điểm này, những nương ớt ở Mường Khương bắt đầu chín đỏ, nông dân bước vào giai đoạn thu hoạch để cung ứng ra thị trường. Từ lâu, ớt Mường Khương đã nổi tiếng bởi vị cay đậm, thơm đặc trưng mà ít nơi nào có được. Ớt Mường Khương cũng là nguyên liệu không thể thiếu để làm nên thương hiệu tương ớt trứ danh xứ Mường.

Những người dân ở Mường Khương cũng không rõ giống ớt địa phương được ai mang về và trồng từ bao giờ. Họ chỉ biết “nghề” trồng ớt và làm tương ớt có từ rất lâu, được truyền từ đời này sang đời khác. Trước đây, nông dân Mường Khương thường trồng ớt quả nhỏ, vỏ nhăn, vị cay đậm đà thì nay, một số xã trên địa bàn đã trồng thêm loại ớt chỉ thiên (ớt lai) cho năng suất cao hơn. Mặc dù là giống ớt lai nhưng khi trồng trên đất Mường Khương vẫn cho vị cay đậm đà và thơm không kém gì giống ớt bản địa, có thể sử dụng làm nguyên liệu chính để sản xuất tương ớt truyền thống.

_MG_0590.JPG
Gia đình bà Lồ Thị Liên, thôn Sín Chải, xã Thanh Bình tất bật thu hoạch ớt.

Vừa đầu vụ, nông dân xã Thanh Bình, huyện Mường Khương đã tất bật lên nương thu hoạch ớt. Cả xã Thanh Bình có khoảng 14 ha ớt thì có 12 ha được hỗ trợ giống và một phần phân bón với tổng mức hỗ trợ 200 triệu đồng. Năm nay, nông dân phấn khởi hơn vì các cấp, ngành hỗ trợ kết nối với doanh nghiệp, hợp tác xã giúp người dân tiêu thụ quả ớt tươi.

Nông dân huyện Mường Khương thu hoạch ớt.

Vụ này, gia đình bà Lồ Thị Liên, thôn Sín Chải, xã Thanh Bình trồng khoảng 0,2 ha ớt chỉ thiên. Bà Liên phấn khởi chia sẻ: Tuần trước, tôi vừa hái được 79 kg quả ớt, bán cho một cơ sở chế biến tương ớt tại thị trấn Mường Khương. Năm nay, giá ớt không được cao như năm trước nhưng vẫn bán được 13 nghìn đồng/kg. Trồng ớt cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng ngô. Nếu cùng diện tích này trồng ngô một năm thu được khoảng 10 triệu đồng thì trồng ớt ít nhất cũng thu được khoảng 25 triệu đồng. Tuy nhiên, trồng ớt cũng tốn nhiều công chăm sóc hơn trồng ngô vì cây ớt hay bị sâu bệnh, phải kiểm tra thường xuyên để áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời.

_MG_0623.JPG
Chị Vàng Trang Xoan cùng thành viên Tổ trồng ớt thôn Lao Hầu thu hoạch quả ớt.

Để trồng ớt đạt hiệu quả cao, 31 hộ dân thôn Lao Hầu đã thành lập Tổ trồng ớt. Không chỉ chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm trồng ớt, Tổ trồng ớt thôn Lao Hầu còn giúp nhau tiêu thụ quả ớt. Ở thôn Lao Hầu, người dân trồng cả ớt bản địa và ớt chỉ thiên.

Chị Vàng Trang Xoan, Tổ trưởng Tổ trồng ớt thôn Lao Hầu chia sẻ: Quả ớt chỉ thiên không cay và thơm bằng ớt bản địa nhưng cho năng suất cao hơn. Hiện giá bán quả ớt chỉ thiên đang được các hợp tác xã thu mua ở mức 13 – 15 nghìn đồng/kg, trong khi đó ớt bản địa bán với giá trung bình khoảng 35 nghìn đồng/kg. Trồng ớt cho hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 5 lần so với trồng ngô hoặc lúa nương. Trên cùng một diện tích canh tác, nếu trồng ngô thu được khoảng 2 triệu đồng/năm thì trồng ớt thu được khoảng 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, với chính sách hỗ trợ giống, một phần phân bón và kết nối tiêu thụ sản phẩm thì nông dân càng yên tâm để phát triển mô hình trồng ớt theo hướng hàng hóa.

_MG_0581.JPG
Ớt trồng tại Mường Khương có vị cay đậm đà, thơm đặc trưng, là nguyên liệu chính để sản xuất tương ớt.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương, hiện toàn huyện có khoảng 200 ha ớt (100 ha ớt bản địa và 100 ha ớt chỉ thiên), trải khắp địa bàn 16 xã, thị trấn. Trong đó, phần lớn diện tích trồng ớt tập trung ở các xã: Thanh Bình, Nấm Lư, Bản Sen, Lùng Vai và thị trấn Mường Khương… Thông thường năng suất ớt bản địa đạt trung bình khoảng 5 tấn/ha, trong khi đó ớt chỉ thiên cho sản lượng đạt ít nhất 10 tấn/ha/năm. Trong điều kiện sản xuất thuận lợi, dự kiến năm 2024, nông dân huyện Mường Khương sẽ thu được khoảng 500 tấn quả ớt bản địa và 1.000 tấn quả ớt chỉ thiên; tổng giá trị từ trồng ớt đạt khoảng 30 tỷ đồng.

_MG_0655.JPG
_MG_0696.JPG
Sơ chế ớt quả để làm tương ớt tại Hợp tác xã Châu Thịnh Phong.

Là đơn vị sản xuất, kinh doanh nông sản có tiếng tại huyện Mường Khương, Hợp tác xã Châu Thịnh Phong đã đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng để sản xuất tương ớt nhằm tiêu thụ quả ớt tươi cho bà con. Mặc dù mới ở giai đoạn đầu vụ nhưng người lao động của hợp tác xã đã tất bật nhặt, rửa, phối trộn các nguyên liệu để sản xuất những mẻ tương ớt Mường Khương thơm ngon.

Sản xuất tương ớt Mường Khương tại Hợp tác xã Châu Thịnh Phong.

Chị Vàng Thị Hoa, Phó Giám đốc Hợp tác xã Châu Thịnh Phong chia sẻ: Từ đầu vụ đến nay, hợp tác xã đã thu mua gần 20 tấn quả ớt tươi của nông dân trên địa bàn huyện để sản xuất tương ớt. Dự kiến năm 2024, hợp tác xã sẽ thu mua khoảng 200 – 250 tấn ớt nguyên liệu. Nhờ nguồn nguyên liệu chất lượng, tương ớt Mường Khương luôn được thị trường ưa chuộng. Tương ớt do hợp tác xã sản xuất hiện đang tiêu thụ chủ yếu tại thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Bên cạnh kênh tiêu thụ truyền thống, hợp tác xã còn xây dựng gian hàng trên các sàn thương mại điện tử để đưa sản phẩm tương ớt Mường Khương đi xa, đến gần hơn với người tiêu dùng trong cả nước.

Nói về việc mở rộng, duy trì diện tích trồng ớt và giữ vững thương hiệu tương ớt Mường Khương, ông Lê Thanh Hoa, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương cho biết: Ớt là cây trồng tiềm năng, có hiệu quả kinh tế cao nên huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp để khuyến khích phát triển. Trong đó, vừa sử dụng các nguồn vốn phù hợp để duy trì 200 ha ớt, vừa đẩy mạnh liên kết tiêu thụ và hướng dẫn người dân trồng rải vụ… để cung cấp nguyên liệu cho 20 cơ sở chế biến tương ớt trên địa bàn huyện, hướng tới sử dụng 100% nguyên liệu ớt tươi trồng tại Mường Khương để sản xuất tương ớt, góp phần giữ vững thương hiệu tương ớt của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Chị Phan Thị Sỉn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Pạc Tà, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) nhận định: “Dự án 8 đã biến mỗi hội viên phụ nữ thành một tuyên truyền viên vận động chính người thân của mình thay đổi, bắt đầu từ việc trong nhà, sau là việc trên đồng, trên nương, việc làng, việc nước. Giờ đây, chị em chúng tôi nhắc nhau là không có việc gì chỉ dành cho phụ nữ và đàn ông không chỉ làm việc nặng mà việc nhẹ cũng phải xúm vào với chị em”.

Lào Cai thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Lào Cai thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Lào Cai có 551.690 ha đất nông - lâm nghiệp, chiếm 86,69% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh (đất sản xuất nông nghiệp 132.716 ha, đất lâm nghiệp 414.930 ha, đất nuôi thủy sản 3.623 ha, đất nông nghiệp khác 421 ha); diện tích đất chưa sử dụng là 47.194 ha (chiếm 7,41%), đây là tiềm năng để phát triển, mở rộng sản xuất nông nghiệp.

Để Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo

Để Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo

Giai đoạn 2022 - 2025, Bắc Hà là 1 trong 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được Chính phủ lựa chọn hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Từ hỗ trợ của Chính phủ, quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai và huyện Bắc Hà, liên tiếp trong 2 năm (2022 - 2023), tỷ lệ giảm nghèo của huyện luôn nằm trong nhóm giảm cao nhất của tỉnh. Đây là tiền đề quan trọng để Bắc Hà thực hiện mục tiêu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trong thời gian tới.

Khi cử nhân kinh tế nuôi gà...

Khi cử nhân kinh tế nuôi gà...

Đã qua rồi thời tư duy phấn đấu học đại học chỉ để đi công tác, làm công chức, viên chức cơ quan nhà nước. Nền kinh tế thị trường đang mở ra cơ hội phát triển, làm giàu cho nhiều người, nhất là những người được đào tạo, có nền tảng tri thức cao, người luôn sẵn sàng tự “đứng trên đôi chân” để khởi nghiệp. Ngày càng có nhiều hơn những tấm gương như thế ở nhiều nơi. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới hai mô hình chăn nuôi thành công tại huyện Bảo Thắng.

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm không chỉ tăng trưởng về số lượng mà còn có bước tiến về phương thức nuôi: Từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ chuyển sang chăn nuôi tập trung, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao.

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao thì tiêu chí hàng đầu là có ít nhất 50% số xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đến nay, huyện Bảo Thắng có 3/11 xã là Sơn Hà, Sơn Hải và Xuân Quang đang duy trì tốt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 3 xã khác là Phú Nhuận, Xuân Giao và Phong Niên cũng đã đạt từ 17 đến 19 tiêu chí.

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Ngày 12/10, tại Hà Nội, Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” nhằm vinh danh những sản phẩm đã có đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, tỉnh Lào Cai có 1 sản phẩm đạt "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024".

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Tính đến ngày 10/10/2024, Đảng bộ huyện Bát Xát tròn 75 năm thành lập. Trải qua hơn 7 thập kỷ, vượt qua vô vàn gian khó, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bát Xát đã chung sức xây dựng quê hương ngày một phát triển. Đặc biệt, bức tranh nông nghiệp của huyện vùng cao, biên giới Bát Xát ngày càng khởi sắc, nhiều thôn, bản hiện hữu cuộc sống mới ngày càng ấm no.

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Trước kia, nhiều vùng đất ở Khánh Yên Trung (Văn Bàn) để hoang hóa, chỉ có cây cọ, cây mua và cỏ lau. Thế nhưng, với sự cần cù, những người nông dân nơi đây “tưới mồ hôi” để đất cằn đơm trái.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Nhằm giúp nông dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam và các đơn vị thành viên tiếp nhận và cấp phát hơn 500 kg giống ngô nếp, hạt rau các loại hỗ trợ bà con.

fbytzltw