Mùa nhãn ngọt thơm xứ biển

Tháng 8 âm lịch hằng năm, du khách có dịp về Bạc Liêu đến khu vườn nhãn cổ trên 100 năm tuổi nổi tiếng ở miền Tây, được đắm mình trong khung cảnh yên bình, mát lành, thưởng thức những chùm nhãn ngọt thơm xứ biển.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vườn nhãn ở xã Hiệp Thành TP Bạc Liêu.

Vườn nhãn trăm tuổi

Những ngày này, đến phường Nhà Mát, xã Hiệp Thành hay xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu), dễ dàng bắt gặp những vườn nhãn đang vào mùa thu hoạch. Mỗi năm, vào tháng 8 đến tháng 9 âm lịch, người dân xứ biển ở TP Bạc Liêu lại rộn ràng một mùa trái cây trĩu quả.

Vườn nhãn cổ Bạc Liêu nằm cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 6km về hướng biển, rộng khoảng 230ha. Đây là nơi có hàng trăm gốc nhãn cổ thụ, vươn cành cao vút tạo nên những tán cây phủ bóng mát cho du khách ghé thăm. Dáng hình ngoằn ngoèo, uốn lượn nhưng rắn rỏi của những cây nhãn lâu năm in hằn dấu vết thời gian tạo cho du khách cảm giác thú vị khi ngắm nhìn.

Có những cây hơn trăm năm, trải qua bao thế hệ vun trồng chăm sóc nay vẫn cho ra hoa thơm trái ngọt. Không chỉ là điểm đến lý tưởng của du khách ngoài tỉnh, những vườn nhãn còn thu hút khách là người TP Bạc Liêu, muốn về đây thư giãn mỗi dịp cuối tuần.

Chị Nguyễn Trúc Mai (phường 7, TP Bạc Liêu) cho biết: “Tôi tự hào vì quê mình có những vườn nhãn trăm tuổi, nó mang vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa thơ mộng. Hàng năm, cứ đến dịp tháng 8 và tháng 9 âm lịch, tôi thường cùng gia đình, bạn bè đến đây để vui chơi, thư giãn và thưởng thức những chùm nhãn ngọt lịm trên vùng đất quê hương.

Người dân bán nhãn cho du khách.

Đánh thức tiềm năng

Vườn nhãn cổ trên 100 năm tuổi nằm ở vùng đất giồng màu mỡ ven biển của Bạc Liêu nên phát triển rất tốt. Đất giồng là loại đất có độ thoát nước tốt, mực thủy cấp sâu, tầng canh tác dày… Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn trái và một số loại hoa màu.

Ở đất giồng cát ven biển TP Bạc Liêu, anh Trương Minh Đức - chủ điểm tham quan ở xã Hiệp Thành, cũng là một trong những người tiên phong mở cửa vườn nhãn đón du khách. Theo chia sẻ của anh Đức, vườn nhãn cổ của gia đình trao truyền từ đời ông tới đời bố và nay anh đang tiếp quản. Những cây nhãn cổ thụ được chăm sóc tốt nên cho trái ngọt thơm.

“Giá nhãn những năm gần đây rất bấp bênh, nhiều nhà vườn không thể khá lên nếu chỉ trông vào bán thành phẩm. Vì vậy, để phát huy giá trị của cây nhãn, tôi nghĩ chỉ có làm du lịch mới giúp nâng cao hiệu quả kinh tế. Vì vậy, tôi đã dành nhiều công sức, tâm huyết đầu tư cho vườn nhãn của mình và mong muốn khi mô hình đạt hiệu quả sẽ tạo động lực cho nhiều hộ cùng phát triển” - anh Trần Minh Đức chia sẻ.

Trong những vườn nhãn cổ ở đây có 2 giống nhãn mà mọi người cho là rất đặc biệt, bởi độ giòn, ngọt thơm nức tiếng. Đó là nhãn Su-bic và Tu-huýt, loại nhãn này có tuổi đời đến cả trăm năm. Với bà con địa phương thì đây là giống nhãn quý hiếm. Cùng với đó, khu vực này còn có nhãn xuồng cơm vàng với cơm dày, ngọt, thơm và giòn hơn hẳn những giống nhãn khác, được coi là đặc sản thơm ngon nhất của xứ Bạc Liêu.

Cùng với đó là giống Thanh nhãn do bà Trần Kiều (71 tuổi, còn gọi là bà Thanh), một chủ khu vườn nhãn cổ rộng lớn ở ấp Giồng Nhãn A, xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu lai tạo thành công. Giống nhãn mới nổi tiếng thơm ngon được đặt, ghép theo tên của bà Thanh nên gọi là Thanh nhãn. Hiện Thanh nhãn được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là khách du lịch. Một số doanh nghiệp đặt vấn đề xuất khẩu thanh nhãn nhưng sản lượng hiện tại của Bạc Liêu chưa thể đáp ứng.

Hầu hết các khu vườn đều có tuổi thọ đến cả trăm năm. Xác định đây là trái cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2022, UBND TP Bạc Liêu đầu tư hơn 15 tỷ đồng triển khai dự án trồng mới 100 ha Thanh nhãn ở xã Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông và phường Nhà Mát. Tỉnh cũng định hướng thành lập hợp tác xã để tiếp tục nhân giống cây đặc sản này ở Bạc Liêu.

Hiện, UBND TP Bạc Liêu đang lập hồ sơ xây dựng tuyến đường du lịch trong vườn nhãn của các hộ dân xã Hiệp Thành và xã Vĩnh Trạch Đông. Đến năm 2024, tuyến đường sẽ được mở rộng lên 5m để đưa vào phục vụ xe điện, xe ngựa, xe đạp đôi chở du khách đi tham quan vườn nhãn.

Bà Đỗ Ái Lanh - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TP Bạc Liêu, cho biết: “Song song với xây dựng tuyến đường du lịch, thành phố còn kết hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát lựa chọn những hộ dân đủ điều kiện xây dựng mô hình homestay; củng cố và thành lập mới các câu lạc bộ đờn ca tài tử phục vụ khách đến tham quan vườn nhãn. Bên cạnh đó, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho nhãn Bạc Liêu để nâng cao giá trị thương hiệu, thúc đẩy người dân tham gia đầu tư các mô hình du lịch sinh thái”.

Ông Lý Vỹ Triều Dương - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu cho biết, loại hình du lịch cộng đồng trong những năm gần đây đang được Nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển. Hiện nay Đề án phát triển cây Thanh nhãn đã hoàn thành xong giai đoạn 1 của việc bảo tồn nhãn cổ, bước đầu qua kiểm đếm còn khoảng trên 1.000 cây. Thời điểm này TP Bạc Liêu đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của việc bảo tồn nhãn cổ. Song song đó, tỉnh đang mở rộng, phát triển cây thanh nhãn gắn với phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn.

Theo báo Đại đoàn kết null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 1: Khám phá thác Ong Chúa và “săn” trái tim trên đá

Chinh phục núi Nhìu Cồ San Ngày 1: Khám phá thác Ong Chúa và “săn” trái tim trên đá

Núi Nhìu Cồ San theo tiếng dân tộc Mông có nghĩa là núi Sừng Trâu. Đây là dãy núi thuộc hệ thống Hoàng Liên Sơn với độ cao 2.965 m so với mặt nước biển, đứng thứ 9 trong tốp 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Để chinh phục núi Nhìu Cồ San, người leo sẽ mất khoảng 2 ngày 1 đêm. Ngày đầu tiên, cung đường từ chân núi lên tới lán nghỉ có rất nhiều cảnh đẹp để lại ấn tượng sâu đậm cho người leo.

Kỳ cuối: Chạm mặt quần thể đỗ quyên khổng lồ

Chinh phục Sinh Tcha Pao - “săn” đỗ quyên khổng lồ Kỳ cuối: Chạm mặt quần thể đỗ quyên khổng lồ

Tiếp tục hành trình chinh phục đỉnh Sinh Tcha Pao, chúng tôi thức dậy giữa đại ngàn khi những chú chim rừng vừa cất tiếng hót gọi bình minh. Dưới tán lá dày đặc của rừng nguyên sinh, trời vẫn chưa sáng. Cả đoàn lục tục nhóm lửa, nấu nước pha mì tôm làm bữa sáng.

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là xu hướng phổ biến hiện nay. Nhu cầu du lịch tâm linh của người dân Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển.

Kỳ 1: Gian nan chinh phục Sinh Tcha Pao

Chinh phục Sinh Tcha Pao - “săn” đỗ quyên khổng lồ Kỳ 1: Gian nan chinh phục Sinh Tcha Pao

Với những người yêu thích khám phá, chinh phục núi cao, Sinh Tcha Pao, thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn như lời mời gọi hấp dẫn bởi cung đường núi hoang sơ, vắng dấu chân người, đầy thử thách với con dốc “tức thở” cùng vách đá cao dựng đứng. Sinh Tcha Pao còn hấp dẫn với quần thể đỗ quyên khổng lồ, khoe sắc rực rỡ mỗi độ tháng Ba về mà hiếm đỉnh núi nào có được.

Bức họa đồ mùa nước đổ trên vùng cao Lào Cai

Bức họa đồ mùa nước đổ trên vùng cao Lào Cai

Tháng 5, những cơn mưa rào mùa hạ ùa về làm cho những tràn ruộng bậc thang trên khắp rẻo cao Lào Cai bừng tỉnh. Mùa này, đồng bào vùng cao bắt đầu vào vụ cày cấy, làm cho khung cảnh ruộng bậc thang trở nên đẹp như bức tranh họa đồ khổng lồ với những đường nét mềm mại, màu sắc sinh động, nhất là buổi bình minh hay dưới ánh mặt trời buổi hoàng hôn.

Bát Xát - Bức họa mùa nước đổ

Bát Xát - Bức họa mùa nước đổ

Nếu du khách đang tìm kiếm một chốn du lịch vừa hùng vĩ với núi đồi, vừa lãng mạn với cỏ cây, hoa lá thì huyện Bát Xát là nơi đáng đến trong chuyến trải nghiệm vào mùa nước đổ.

Chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai

Chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai

Chiều 8/5, Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam và nhà thầu Tư vấn Quản lý Dự án GREAT 2 (Dự án thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tỉnh Lào Cai) phối hợp với Sở Du lịch tổ chức chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw