Mùa đông lau trắng lối về

LCĐT - Tháng 11 bao giờ cũng cho ta những cảm xúc vừa lạ, vừa quen, tựa hồ như một thứ hương vị trong ký ức ta bỗng nhiên gặp phải trong một bữa tiệc của ngày hôm nay làm thức dậy bao kỷ niệm thân thương. Cung đường ngược sông Hồng từ thành phố Lào Cai lên tận A Mú Sung “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” với tôi quen thuộc quá. Một ngày đi trên con đường ấy chợt nhận ra màu trắng bạt ngàn đến hoang hoải của hoa lau đẹp đến nao lòng.

Cánh đồng lau đã không còn xa lạ với nhiều bạn trẻ Lào Cai. Ảnh: Ngọc Bằng
Cánh đồng lau đã không còn xa lạ với nhiều bạn trẻ Lào Cai.                                                          Ảnh: Ngọc Bằng

Buổi sớm mùa đông, mặt trời vừa lên chưa kịp xua tan đám sương mù làm cho không gian càng trở nên mờ ảo. Mùa đông năm nay dường như đến sớm hơn, cái rét đầu mùa chưa tê tái mà là cái rét ngọt khiến người ta ra đường phải choàng thêm chiếc áo mỏng. Bên bờ sông Hồng, gió vi vút thổi làm lay động những bông lau. Ánh nắng sớm chiếu ngang xuyên qua làm những bông lau ánh lên màu hồng mê hoặc. Tôi thích ngắm hoa lau vào buổi sớm hay lúc hoàng hôn, vì khi ấy những bông lau mang vẻ thuần khiết lạ thường. Người có tâm hồn nghệ sỹ không thể không dừng lại trước những vạt lau trắng miên man bên sông mà thốt lên rằng sao loài hoa này đẹp tinh khôi đến thế.

Trong muôn vàn loài cây cỏ ở miền núi thì lau lách có lẽ là loài cây quen thuộc và dễ gặp nhất. Lau lách mọc lên ở mọi nơi, dù đất đai khô cằn sỏi đá hay nơi bùn lầy ngập nước đều thích nghi và phát triển mạnh mẽ. Cũng hiếm có loài cây nào có sức sống mãnh liệt như lau, hãy nhìn những mảnh nương kia năm trước những gốc lau bị phát tận gốc rồi đốt trụi đen thui, nhổ cả gốc quăng đi, vậy mà chỉ sau một thời gian ngắn những mầm lau khỏe khoắn đã đâm lên tua tủa và mọc lên mạnh hơn như thách thức với sự tàn phá.

Mỗi bông lau khi chín sẽ phát tán đi hàng vạn bông như hoa bồ công anh nhỏ li ti, theo gió cuốn đi muôn nơi, thả mình xuống một nóc nhà hoang, một khu tường rêu, một bãi đất trống… bất kỳ ở đâu lau đều có thể mọc lên. Có lẽ loài cỏ cây hoang dại ấy không đem lại lợi ích gì lại còn là trở ngại khi người dân làm đất trồng cấy, nên lau lách bị coi thường, bị phá bỏ chẳng ai thương tiếc. Chỉ đến một ngày nào đó, cả vạt lau bỗng nhiên đổ một màu trắng xóa tím hồng trong nắng, thì người ta mới thấy tâm hồn mình rung động, mới chợt nhận ra vẻ đẹp của lau, chợt thấy bao ký ức tuổi thơ hiện về.

Như bao đứa trẻ miền núi, tuổi thơ của tôi gắn bó với núi rừng và lau lách. Ngày còn nhỏ, sau mỗi buổi học tôi lại nhong nhong trên lưng trâu trên đồi, xuyên qua những vạt lau mọc kín lối. Trẻ chăn trâu thì đứa nào tay chân cũng đen nhẻm, chi chít những vết ngang dọc như dao cứa, ấy là vết cắt của lau. Lá lau sắc như kiếm, chỉ vô tình quệt ngón tay qua, lá lau cắt ngọt lịm một vệt dài tứa máu đỏ, xót đến tận tim. Đứa nào hay bị lau cứa thì ghét cay ghét đắng những bụi lau trên đồi.

Nói vậy thôi chứ khi đến mùa bông lau thì thích vô cùng. Chúng tôi bóc những búp lau mập mạp ra, bên trong có bông lau non trắng mềm như đuôi sóc, ăn vừa ngọt vừa thơm, ăn no cả bụng lau mà không biết chán. Lau trong bẹ già hơn chút thì cho vào miệng nhai như nhai trầu, bông lau càng nhai lâu càng ngọt, xua tan những cơn khát trên đồi xa. Đến lúc bông lau mọc ra khỏi lớp vỏ và nở xòe ra, bọn trẻ trâu lại lấy từng sợi bông lau làm tên, ngắt cuống bông lau làm ống thổi để chơi trò thổi tên xuyên qua những chiếc lá. Trò chơi ấy gắn bó với tôi suốt cả tuổi thơ.

Thời gian trôi đi, lũ trẻ chăn trâu ngày nào mải mê học hành rồi lập gia đình, bận rộn bon chen vào cuộc sống, ít ai còn thời gian rảnh rỗi mà nghĩ đến những bông lau của tuổi thơ. Đến khi vô tình gặp ngàn lau trắng xóa lối về trên chặng đường xa thì tâm hồn xao động như gặp cố nhân, bao kỷ niệm vui buồn chả bảo mà cứ thế hiện về như mới hôm qua. Người thì già đi mà sao lau như muôn tuổi vậy, ngàn năm trước đến ngàn năm sau vẫn cứ một màu trắng miên man như năm nào. Những bông lau của mùa đông giá lạnh với vẻ đẹp buồn buồn, hoang dại mà mãnh liệt kỳ lạ.

Chiều nay trước ngàn lau trắng xóa bên sông Hồng, tôi nhớ đến vẻ đẹp hoang hoải của lau trong những áng văn thơ bất tuyệt. Lau đi vào văn chương từ ngàn năm trước, mùa lau gợi ra nỗi nhớ của những cuộc chia ly. Trong bài Tỳ bà hành, thi sỹ Bạch Cư Dị thời nhà Đường viết: “Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách/Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu/Người xuống ngựa, khách dừng chèo/Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ti”. Còn trong bài “Tây Tiến”, nhà thơ Quang Dũng có những câu thơ tuyệt đẹp về vẻ nên thơ của Tây Bắc trong một mùa lau, vẫn là một cuộc chia ly: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy/Có thấy hồn lau nẻo bến bờ/Có nhớ dáng người trên độc mộc/Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Phải rồi, lau cũng có hồn, có tình, có ý, cũng thấm đẫm nhớ thương. Chẳng phải vậy sao mà bông lau trong bài thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu cũng xám một màu nhung nhớ của người đi - kẻ ở: “Mình đi có nhớ những nhà/Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son/Mình về còn nhớ núi non/Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh”. Còn biết bao bài thơ, văn khác nữa cũng được lấy cảm hứng từ ngàn lau trắng để ta nhớ mãi không quên.

Mùa đông năm nào ai đó có dịp đi qua những bản làng Tây Bắc sao thao thiết nhớ cái rét tái tê, lại thao thiết nhớ cái ấm áp từ bếp lửa nhà sàn, từ món hoa lau hấp nóng hổi thơm ngon, từ những chiếc đệm bông lau, gối bông lau mà người con gái Thái ngày đêm thêu chỉ, hái từng bông lau về làm gói trọn yêu thương. Bông lau hoang dại mà sao gợi trong ta nhiều cảm xúc bâng khuâng, da diết như vậy? Chợt trong giấc mơ ta hóa thành bông lau trắng theo cơn gió bay phiêu du khắp đất trời mênh mông.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào sự tham gia của cộng đồng

Phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào sự tham gia của cộng đồng

Cộng đồng dân cư là chủ thể của di sản nói chung, di sản thế giới nói riêng. Việc để người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Tối 19/5, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóng quân trong Căn cứ Cam Ranh và các nhà trường, đơn vị kết nghĩa tổ chức chương trình Dạ hội thanh niên với chủ đề: “Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng”.

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Sáng 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Điểm nhấn của bản ghi nhớ là việc phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.

Lan tỏa di sản Hồ Chí Minh

Lan tỏa di sản Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa, nhằm tri ân, tưởng nhớ và lan tỏa sâu sắc hơn nữa những giá trị vĩ đại mà Người để lại tới toàn thể nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 17/5, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà xuất bản Văn học, Công ty cổ phần truyền thông và văn hóa Liên Việt đã phối hợp tổ chức lễ ra mắt bộ tiểu thuyết sử thi “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS.TS, nhà báo, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ. Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường gửi lẵng hoa chúc mừng.

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Ở vùng đất cực nam của Tổ quốc với những cánh rừng ngập mặn và sóng nước mênh mông, có những công trình linh thiêng đi cùng lịch sử đấu tranh cách mạng và phát triển của dân tộc. Đó là các đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi quy tụ tình cảm, lòng trung kiên của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tỉnh Cà Mau đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam từ lâu đã gắn liền với hình ảnh những gánh hàng rong trên hè phố, những quán nhỏ bên lề đường. Từ món bún chả thơm lừng ở Hà Nội, ổ bánh mì giòn rụm ở Sài Gòn, cho đến tô phở nóng hổi buổi sáng, những món ăn này đã dần vượt qua biên giới, chinh phục thực khách quốc tế.

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Ngày 16/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch diễn ra khai mạc Triển lãm quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức.

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025 của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố Top 10 chung khảo của mùa giải năm nay với 1 tập truyện tranh, 1 tuyển tập nhạc, 1 bộ tranh, 2 tập thơ cùng 6 tác phẩm văn xuôi. Trong top 10, có 1 tác giả là thiếu nhi và 1 tác giả có 2 tác phẩm vào vòng chung khảo.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Tối 14/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

fb yt zl tw