Do môi trường không khí bị ô nhiễm, hiện tượng mưa axit sẽ xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt
Đó là một trong những nội dung quan trọng được nhiều đại biểu đưa ra thảo luận và cảnh báo tại hội thảo xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia 2013 – Môi trường không khí Việt Nam, do Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên – Môi trường) tổ chức ngày 18/9, tại Hà Nội.
Theo Trung tâm Quan trắc môi trường (Tổng cục Môi trường), Việt Nam đã xây dựng được hệ thống 5 trạm đo mưa axit đặt tại Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Số liệu quan trắc cho thấy, một số nơi ở Việt

Mưa axit sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu không có biện pháp kiểm soát và ngăn chặn việc phát thải khí độc ra môi trường.
Mưa axit là sự kết hợp của các oxit phi kim và nước. Phần lớn lượng oxit phi kim đến từ khí thải của các nhà máy công nghiệp. Các khí thải này ngưng tụ trong bầu khí quyển, khi gặp nước sẽ tạo ra những trận mưa chứa đầy chất axit. Độ chua trong mưa axit lớn, lại hòa tan được một số bụi kim loại và oxit kim loại có trong không khí như oxit chì, tạo ra thứ nước cực kì độc với cây trồng, vật nuôi và cả con người, phá hủy cây trồng, ô nhiễm sông hồ và hệ sinh thái, phá hủy các công trình xây dựng…Đặc biệt, khi xảy ra hiện tượng mù hoặc mây, lượng axit còn cao gấp 10 lần nước mưa bình thường. Mưa axit cũng làm hư vải sợi, sách và các đồ cổ quí giá. Bằng chứng là đã có một số thư viện, bảo tàng bị lọt các hạt mưa axit vào hệ thống thông khí và chúng đã phá hủy các tài liệu, vật dụng trong đó.
Theo các chuyên gia về môi trường, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí do hoạt động phát triển đô thị, giao thông, sản xuất khai khoáng, làng nghề…đang khiến mưa axit xuất hiện ngày một nhiều hơn. Tại một số khu vực phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai…các trận mưa có nồng độ axit cao xuất hiện khá thường xuyên mặc dù nguồn phát thải không đáng kể. Điều đó chứng tỏ mưa axit ở Việt
Để ngăn chặn và hạn chế tình trạng mưa axit tại Việt